Hà Huy Khoái: Chuyện “vui” giáo dục

1. Thế nào là người thầy giỏi?
Giáo sư Lê Văn Thiêm có lần nói: “Người trò giỏi là người mà thầy không dạy gì cũng làm được. Người thầy giỏi là người tìm ra học trò như thế!”.
Nghe thì như đùa, nhưng mà thật.
Người thầy phải dạy thế nào để phát hiện ra học sinh giỏi, chứ không phải học sinh “giỏi lặp lại thầy”.
Làm người thầy giỏi, khó lắm thay!
2. Thầy giỏi thỉnh thoảng phải dậy sai!
Đó là kinh nghiệm của tôi! Thỉnh thoảng sai một chút mà không thấy học trò phản ứng gì thì có nghĩa là họ không để ý, hoặc không hiểu gì bài giảng. Phải “điều chỉnh”. Còn nếu học trò phát hiện ra sai thì càng tốt, thầy trò cùng tìm cách khắc phục trên bảng, và qua đó học trò rèn luyện rất nhiều về cách suy nghĩ.
“Phương pháp” trên khá thích hợp khi dạy các em chuyên toán, nhưng nếu dạy cao học thì khác hẳn. Có một GS đã ngạc nhiên khi chấm bài thi cao học, vì đến chỗ đó ai cũng viết một câu rồi gạch đi, sau đó viết lại. Mãi sau thầy mới hiểu ra là hôm đó thầy dạy trên bảng, khi phát hiện ra sai thì gạch rồi viết lại. Học trò cứ thế chép theo!
3. Không phận sự miễn vào.
Chuyện thật, do một học viên cao học người miền núi kể lại.
Trong một kỳ thi ở một trường nọ, để cho nghiêm túc, người ta đặt cái biển “Không phận sự miễn vào” trước cửa trường. Gần đến giờ thi mà cổng trường vẫn “nghiêm túc” một cách quá đáng: chưa thấy em nào đến. Các thầy cô phát hoảng. Lại càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện ra trong các phòng thi đã gần chật kín học sinh!
Hỏi ra mới biết, các em thấy cái biển “không phận sự miễn vào” thì không dám đi qua cổng. mà giờ thi sắp đến, đành trèo tường để vào lớp!
Thế mới biết, cái chữ “phận sự” (hoặc những chữ to lớn tương tự) dễ trở thành “ngáo ộp” đối với tuổi học trò.
4. Mét vuông là mét vuông nào?
Đây là chuyện có thật, nghe Giáo sư Hoàng Tụy kể lại.
Chuyện xẩy ra hồi đầu kháng chiến chống Pháp (khoảng 1948-49)
Một thầy giáo phổ thông rất lúng túng khi học sinh hoi: “Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường?”. Thầy xin khất, trả lời sau.
Câu hỏi được đưa ra trước Hội đồng nhà trường và được tranh cãi sôi nổi. Có hai luồng ý kiến: “Một mét vuông bằng 10 mét thường” và “Một mét vuông bằng 100 mét thường”. Ông hiệu trưởng cho biểu quyết, đa số đồng ý phương án hai.
Nghị quyết nhà trường:”Từ nay, khi gặp câu hỏi như trên của học sinh thì các thầy cô trả lời là: một mét vuông bằng 100 mét thường”!
Lời bàn: Chúng ta có thể cũng đang làm những “biểu quyết” tương tự, và 10 năm nữa mới cười chăng?
(Theo Hocthenao)
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger