Giới thiệu Ngữ âm Tiếng Trung Quốc (2)

(Tiếp theo và hết)

Một số điểm chú ý khi viết phiên âm:


            Với những âm tiết không có thanh mẫu, nếu âm tiết đó là “i, u, ü” hoặc các vận mẫu do “i, u, ü” đứng đầu, khi âm tiết này đứng sau âm tiết khác rất dễ nảy sinh nhầm lẫn, vì vậy “Phương án phiên âm” sử dụng ký hiệu “y, w, yu” để thay hoặc thêm cho “i, u, ü” và vận mẫu do “i, u, ü” đứng đầu dù thay đổi cách viết nhưng cách đọc không thay đổi.



1/ Đối với “i” và các vận mẫu có “i” đứng đầu

-          Nếu vận mẫu đó chỉ có một nguyên âm “i” thì sẽ được thêm “y” ở trước vận mẫu. Cụ thể là: “i, in, ing” được viết thành “yi, yin, ying”

-          Nếu các vận mẫu do “i” đứng đầu có hai nguyên âm trở lên thì sẽ thay “i” thành “y”. Cụ thể là: “ia, ie, iao, iou, ian, iang, iong” được viết thành “ye, ya, yao, you, yan, yang, yong”



2/ Đối với “u” và các vận mẫu có “u” đứng đầu

-          Nếu vận mẫu chỉ có một nguyên âm “u” thì thêm “w” vào trước “u”. Cụ thể là: “u” viết thành “wu”

-          Nếu các vận mẫu do “u” đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì “u” được thay bằng “w”. Cụ thể là: “ua, uo, uai, uei, uan, uen, uang, ueng” được viết thành “wa, wo, wai, wei, wan, wen, wang, weng”



3/ Đối với “ü” và các vận mẫu có “ü” ở đầu, thì “ü” sẽ được thay bằng “yu”. Cụ thể là: “ü, üe, üan, ün” được viết thành: “yu, yue, yuan, yun” 
Chú ý:

* Trong tiếng Hoa, vì không có các vận mẫu “ui”, “un”, “iu” nên để đơn giản hoá, “Phương án phiên âm” quy định các vận mẫu “uei”, “uen”, “iou”, viết thành “ui”, “un”, “iu”, nhưng vẫn đọc thành “uei”, “uen”, “iou”.

Ví dụ:

viết:                                                                             đọc                                                                             

guǐ                      guěi        

hūn                      huēn                 

jiǔ                       jiǒu

Như vậy, khi đọc 3 vận mẫu này, cần chú ý cách viết và cách đọc. “uei, uen, iou” khi không có thanh mẫu thì sẽ được viết thành “ui, un, iu” mà âm đọc không thay đổi.

*  Dấu cách âm

Khi âm tiết này đứng sau âm tiết khác, có thể nảy sinh nhầm lẫn, dùng dấu cách âm để phân cách hai âm tiết ra. Ví dụ: “ti’an, ma’nao, dan’gan, jing’ai”

*  Tổ phụ âm mặt lưỡi “j, q, x” chỉ kết hợp được với “i, ü” và các vận mẫu có “i, ü” đứng đầu, do đó được quy ước là khi viết có thể bỏ hai chấm trên “ü” đi, mà không thay đổi cách đọc. Vd:

   viết thành  : qu

xüe  viết thành  : xue

jün   viết thành  : jun

qüan  viết thành  : quan

*  Cách viết nguyên âm “ü”

Trong thực tế, “ü” chỉ còn viết là “ü” trong 4 trường hợp, “nü, nüe, lü, lüe”, còn

các trường hợp khác đều bỏ 2 chấm trên “ü” đi như đã trình bày các hàng mục

trên. 
I.                   Thanh điệu

1/  Thanh điệu là gì, là độ cao âm có khả năng phân biệt nghĩa.

     Tiếng phổ thông có 4 thanh điệu chính là: Âm bình- thanh 1; dương bình- thanh 2; thướng bình- thanh 3; khứ thanh- thanh 4

     Nếu chia độ cao của thanh điệu ra làm 5 mức độ để tiện nói rõ độ cao thấp, thăng giáng (gọi là Điệu trị) của thanh điệu, bốn thanh điệu có điệu trị tương đối ở từng người như sau:

声调示意图-Sơ đồ biểu diễn thanh điệu

       

                  5                                              (1)                              5

                   4                                             (2)                               4

                   3                                             (4)                               3

                   2                                             (3)                               2     

1                                                                                                                             1



Thanh 1, giọng cao, bằng         à “5-5”   ; kí hiệu                         :     (-)

Thanh 2, lên giọng              à “3-5”   ; kí hiệu  :             (/)

Thanh 3, xuống giọng rồi lên      à “2-1-4”  ; kí hiệu                     :     (v)

Thanh 4, xuống giọng nhanh, mạnh à  “5-1”     ; kí hiệu    :     (\)         

Bốn ký hiệu thanh điệu trên được đánh dấu trên nguyên âm đứng trước theo thứ tự dãy nguyên âm đơn  (a, o, e, i, u, ü )

Vd:  bān, biào, xiǒng, dào,…..

Ngoài ra, tiếng phổ thông có khi xuất hiện một loại “thanh điệu” đọc vừa nhẹ vừa ngắn, nhiều người quen gọi là thanh nhẹ. Thực ra, thanh nhẹ không phải là một loại thanh điệu, vì nó không phải là một hiện tượng ngữ âm cố định, bản chất của nó là kết qủa biến đổi mạnh yếu của ngữ âm, không phải là kết quả biến đổi độ cao âm. Phương án phiên âm quy định không ghi ký hiệu gì trên âm tiết đọc nhẹ. Vd: māma, láile, nǐmen, tāmen,…..

Tập đọc:

b:   bān bù, bào bǎn, bǎo bèi,…

p:   pī píng, piān pì, pí pá,…

m:  má mù, mái mò, mǎi mài,...

f:   fā fú, fān fǎ, fǎng fú,...



d:   dá dào, dǎ dòng, dà dǎn,...

t:    tái tóu, tān tú, táo tài,...

n:   niú nǎi, nán nǚ, nóng nú,...

l:    lái lì, láo lèi, lì luò,...



g:   gǎi gé, gān gà, gōng gòng,...

k:   kāi kǒu, kǎn kè, kuān kuò,…

h:   háo huá, hǎo hàn, huì huà,...



j:   jī, jí, jiā jù, jiān, jú,…

q:   qià, qiǎo, qiān, qiān quē, qǐng qiú,…

x:   xià xún, xiǎn xiàn, xiàng xìn,…



ch:  cháng chéng, chāo chù, chóu chú,…

zh:  zhàn zhū, zhēng zhí, zhǐ zhōng,…

sh:  shān shuǐ, shǎng shí, , shǎo shù,…

r:   rěn ràng, róu ruǎn, réng rán,…



z:   zài zuò, zǒng zé, zǔ zòng,…

c:   cài cè, càng cù, cān cún,…

s:   sī suǒ, sòng sù, sèng sū,… 
2/  Biến điệu              

  Biến điệu, là sự biến đổi điệu trị một âm tiết do ảnh hưởng của thanh điệu âm tiết đứng sau gây ra.

Trong tiếng phổ thông, biến điệu của thanh 3 và biến điệu đặc biệt của hai âm tiết “(yī)”, “(bù)” là nổi bật nhất.

2.a, Biến điệu của thanh 3

Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước một âm tiết có thanh 1 (hoặc thanh 2, thanh 4), thì sẽ được đọc thành nửa thanh 3, điệu trị của nửa thanh 3 là 2 1. Vd: lǎoshī, jiějué, tǎolùn (lúc này, “lǎo, jiě, tǎo” chỉ đọc với điệu trị 2 1)

   Khi 1 âm tiết có thanh 3 đứng trước một âm tiết cũng có thanh 3, thì thanh 3 thứ nhất đọc thành thanh 2. Vd: fǎnbǐ, đọc thành fénbǐ; yǔfǎ, đọc thành yúfǎ

2.b, Biến điệu của (yī)” và “(bù)

   “Yī” đứng trước âm tiết có thanh 1 (hoặc thanh 2, thanh 3) biến điệu thành thanh 4. Vd:

yī tiān    đọc thành       yìtiān

yīnián    đọc thành       yìnián

yīmiǎo    đọc thành      yìmiǎo

“Yī” và “bù” đứng trước âm tiết có thanh 4 biến điệu thành thanh 2.

Vd:                              yījiàn     đọc thành    yíjiàn

                                    bùqù      đọc thành    búqù

3/ Vần cuốn lưỡi

   Trong tiếng Hoa, rất nhiều phương ngôn (tiếng địa phương) sau một số danh từ có thể thêm âm cuốn lưỡi “er”. Có phương ngôn âm cuốn lưỡi “er” tự thành một âm tiết, có phương ngôn âm cuốn lưỡi hoà nhập vào âm tiết đứng trước, trở thành một bộ phận cấu thành của âm tiết này. Trong tiếng phổ thông, âm cuốn lưỡi thuộc về loại sau.

  Biện pháp xử lý của Phương án phiên âm là thêm “r” sau vận mẫu của âm tiết. Vận mẫu thêm âm cuốn lưỡi gọi là vần cuốn lưỡi. Khi viết chữ Hán thêm “” vào sau chữ Hán. Vídụ: (huā) thêm âm cuốn lưỡi thành 花儿(huār)

Một số ít vận mẫu sau khi thêm âm cuốn lưỡi, âm đọc có sự thay đổi khá lớn, đặc biệt là vận mẫu tận cùng bằng “ i, n, ng”.

3.1-Khi vận mẫu tận cùng là “a, o, u, e” đọc xong âm tiết thì cuốn lưỡi lên.

Vídụ : huār, gēr, xiǎo niǎor, nǎr,…

3.2-Khi vận mẫu tận cùng là “ai, ei, an, en, ang, eng”, khi đọc bỏ “i, n, ng” rồi cuốn lưỡi lên. Vídụ :

páng biānr  đọc là  páng biār, shū běnr  đọc là  shūběr

yí kuàir    đọc là  yí kuàr,   xiǎo háir  đọc là  xiǎohár

xìn fēngr   đọc là  xìnfèr,   bǎn dèngr  đọclà   bǎndèr

dàn huángr  đọc là  dàn huár, yībēir     đọc là  yībēr

3.3-Khi thanh vận mẫu tận cùng là “i, ü”, khi đọc thêm “er” vào. Vídụ :

xiǎo jīr đọc là xiǎo jiēr, xiǎo yúr đọc là xiǎo yuér

3.4-Khi thanh vận mẫu tận cùng là “in, ing, ong, iong”, khi đọc bỏ “n, ng” đi rồi thêm “er” vào. Vídụ :

xìnr  đọc là xièr,  diàn yǐngr  đọc là diàn yiěr;  yǒu kòngr  đọc là yǒu kuèr

3.5-Khi “i” đứng sau “ zh, ch, sh, r, z, c, s” thì thay “i” bằng “er”. Vídụ :

yǒu shìr   đọc là yǒu shèr             

4. Ngữ điệu :

Ngữ điệu là giọng điệu trầm bổng ngắt ngừng của một câu.

Ngữ điệu không liên quan mấy với độ cao thấp của từng âm tiết, mà liên quan trực tiếp tới ý của câu hoặc tình cảm thái độ người nói.

Ngữ điệu của câu có mấy điểm chính cần chú ý như sau:

4.1-Điệu xuống : Ngữ điệu hạ thấp xuống ở cuối câu, nói chung dùng ở câu đã biểu đạt xong ý.

4.2-Điệu lên: Ngữ điệu lên cao ở cuối câu, nói chung dùng ở các câu chưa biểu đạt hết ý cần để người nghe chú ý tiếp hoặc ở câu hỏi.

Ví dụ : Tā láile        . (ngữ điệu xuống ở câu trần thuật)

Tā láile  ? (điệu lên ở câu hỏi)

4.3-Trọng âm : Để nhấn mạnh ý nào đó trong câu, đọc nhấn mạnh (âm cường ) một hai âm tiết liên quan.

Ví dụ : Tā men dōu lái le (“dōu” đọc nhấn mạnh)

4.4- Ngắt ngừng: Dùng sự ngắt ngừng ngắn trong câu để chia câu nói thành những “phách nhịp”, nhằm nhấn mạnh hoặc biểu đạt tình cảm đối với một ý nào đó trong câu.

Ví dụ :  Jīntiān tiān qì hěn hǎo. ( câu bình thường )

       Jīntiān tiān qì - hěn hǎo.( biểu đạt thêm sự cảm thán )

       Jīntiān - tiān qì hěn hǎo. (biểu thị thêm ý so sánh với thời tiết hôm qua hoặc các hôm trước)

 Biên soạn tại Cty TNHH. Xưởng Giấy Chánh Dương,KCN. Bến Cát, Bình Dương, năm 2007
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger