Biên soạn giáo trình tiếng Hoa giảng dạy cho người Việt

Muốn có một giáo trình hay và phương pháp giảng dạy tốt phải dựa trên nguyên tắc biên soạn giáo trình và phương pháp giảng dạy sao cho thực tế.  
Giảng dạy tiếng Hoa phải có một nguyên tắc cố định, bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy cũng phải linh hoạt sao cho phù hợp với trình độ của đối tượng học.
Kết hợp giáo trình và phương pháp giảng dạy giúp cho người học tiếp thu bài giảng tốt hơn, mỗi kỹ năng đều có nhiều phương pháp luyện tập. Điều này sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình học tiếng Hoa của đối tượng học.
This report indicates  that to have a good teaching textbooks and suitable teaching methods must be based on a compilation of teaching principles and principles of teaching methods.
Teaching Chinese must be based on fixed rules, besides that, the teaching methods should be flexible to suit with the level of learners.
Associating compiling textbooks with the teaching methods help learners to have knowledge about lessons easily. Every skill has lots of practice ways. It is one of conditions which motivate learning Chinese process of learners. 


Mở đầu
Hiện nay, phần lớn các giáo trình giảng dạy tiếng Hoa cho nguời Việt ở các trung tâm ngoại ngữ và các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh là giáo trình của Trung Quốc.
Đối với việc lựa chọn giáo trình giảng dạy tiếng Hoa như một ngoại ngữ thứ hai cho phần đông người Việt Nam, thì chất lượng nội dung cũng như những kiến thức cơ bản được cung cấp trong mỗi giáo trình là rất cần được chú ý, đồng thời, điều quan trọng cần được chú trọng đến là tính ứng dụng thực tế của những giáo trình đó. Mỗi giáo trình giảng dạy cần tập trung vào đối tượng giảng dạy của mình để người học có thể có được những kiến thức và kỹ năng tiếng Hoa hiệu quả nhất.
Trên thực tế nhận thức rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn giáo trình trong giảng dạy tiếng Hoa cho người Việt, bài viết hy vọng cung cấp một số thông tin có ích cho việc lựa chọn giáo trình trong giảng dạy cũng như học tập tiếng Hoa như một ngoại ngữ thứ hai trong bối cảnh hiện nay.
1.      Nguyên tắc  giáo trình
           Biên soạn và sắp xếp giáo trình kết hợp giảng dạy là một phương pháp thiếtthực. Nó tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, các yếu tố dùng sau có thể điều chỉnh yếu tố phía trước. Muốn có một bài giảng năng động cần phải có một giáo trình phù hợp với nội dung trình độ và phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Như vậy khi giảng dạy, người dạy phải có giáo trình phù hợp với đối tượng học. Nếu muốn có một giáo trình tốt phải có một nguyên tắc biên soạn giáo trình và giảng dạy hợp lý.
Chúng ta có thể ăn cứ theo nguyên tắc biên soạn giáo trình của tác giả Lý Tuyền [Giáo Trình Nguyên Cứu Đối Ngoại Hán ngữ, Nxb.Thương vụ Bắc Kinh, 2006] và tác giả H. Douglas Bowm [Nguyên tắc chỉ đạo giảng dạy, Nxb. Bồi dưõng giáo dục Đài Loan, 2010], cụ thể như sau:
1.1. Nguyên tắc biên soạn giáo trình
a.       Khái quát quy tắc thông dụng của  biên soạn giáo trình
b.       Nguyên tắc cơ bản của biên soạn giáo trình
c.       Nguyên tắc  nhằm đúng đối tượng của biên soạn giáo trình
d.       Nguyên tắc tính  thú vị của biên soạn giáo trình
1.2. Nguyên tắc giảng dạy
a.       Đối tượng dạy học “who- ai”
b.       Mục tiêu dạy học “why- tại sao”
c.       Địa điểm dạy học “where- ở đâu”
d.  Thời gian và trình độ “when- khi nào”

e.  Nội dung dạy học “what- cái gì”

g.  Phương Pháp dạy học “How-  thế nào
2. Các phương pháp giảng dạy
Tài liệu tham khảo giảng dạy cần được sử dụng kết hợp sao cho phù hợp mục tiêu đào tạo.
Sách giáo khoa là đi từ giảng dạy ngôn ngữ trong giao tiếp một cách sư phạm đến việc mở rộng, nghiên cứu, thiết kế một chương trình giảng dạy toàn diện, vì vậy việc sử dụng giáo trình kết hợp với truyền thông đưa vào giảng dạy,không chỉđể tăng cườngkhả năng ứng dụng ngoại ngữ của người học, mà còn phù hợp với văn hóa của ngôn ngữ, nội dung, cách thức và đối tượng của kỹ năng giao tiếp, tùy theo tình hình thực tế.
Một điều cần lưu ý rằng việc học tập ngoại ngữ cần được tăng cường giảng dạy một cách toàn diện đầy đủ cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Ngoài ra, việc giảng dạy tiếng Hoa cần tập trung vào ý nghĩa thực tế, khi lên lớp, người giảng dạy cần tập trung hướng người học vào các tình huống mang tính thực tế để người học có thể ứng dụng được ngay những kiến thức ấy, đồng thời cũng cần chú ý thiết kế chương trình giảng dạy có thể giúp người học có được những kinh nghiệm thực tế khi giao tiếp bằng tiếng Hoa, đó là một trong những nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy.
Khi chỉnh sửa biên soạn giáo án của giáo viên, biên soạn giáo trình của sinh viên,  giáo trình tiếng Hoa giảng dạy cho người Việt cần chú ý tập trung vào các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, việc giảng dạy phải lấy sinh viên làm trung tâm.
3. Đối tượng củatài liệu giảng dạy, mục đích ứng dụng theo thời gian lịch trìnhgiảng dạy
Đối tượng giảng dạy của sách giáo khoa là những người chưa học qua tiếng Hoa, tức trình độ sơ cấp, hay cả những người đã học qua tiếng Hoa đạt mức trung cấp hay cao cấp, và mong muốn hơn nữa là có thể giao tiếp được với người bản xứ.
Các tài liệu được sử dụng trong giảng dạy phải dựa trên thực tế cuộc sống, nhằm mục tiêu giúp sinh viên đạt được 4 kỹ năng ngôn ngữ cơ bản là nghe, nói, đọc và viết, có thể giao tiếp cơ bản sau đó là nâng cao.
Các tài liệu tiếng Hoa đang  giảng dạy bao gồm các lĩnh vực như kinh tế, tin học, tin tức xã hội, lịch sử, văn hóa,… nên để sinh viên tiếp xúc với tất cả các lĩnh vực này, để họ có thể hiểu rõ hơn về lối tư duy cũng như văn hóa của Trung Quốc.
Thời gian giảng dạy cụ thể, ví dụ, người học có thể học 2 tiết mỗi ngày trên lớp, mỗi bài học được giảng dạy trong 12 tiết, như thế mỗi bài học sẽ kết thúc trong 6 ngày. Đối với sinh viên học ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai, ví dụ như năm hai phải học 5 tiết trong 1 bài mỗi ngày, cũng phải phụ thuộc vào trình độ của sinh viên trong lớp. Khi soạn giáo trình phải phù hợp thời gian lẫn trình độ.
            4.  Các nội dung của tài liệu
Giáo trình phải theo mộthệ thống liên kết từ trước đến sau. Nội dung củabài khoá phải được phân chiatheo chủ đề nhất định, ứng dụng vào thực tế như: giao tiếp hàng ngày, trong văn phòng, trong trường học, v.vMỗi bài họchai phần,phần 1là từ vựng vàđối thoại,phần 2có liên quan đếnnội dung củabài khoábài tập.Giáo trình nâng caođược chia thànhcác phần khác nhaucủa văn bản,lời nói, thành ngữ và tiếng lóng, ngữ pháp, cấu trúccâubài tập, thảo luận nhóm.
Hơn nữa, cá nhân tôi nghĩ rằng, giáo trình phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý từ dễ đến khó, nội dung của các bài sau phải mở rộng hơn các bài trước, đồng thời vẫn nhắc lại một số từ cũ hoặc dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Sử dụng cấu trúccâu đơn giản hay phức tạp là tùy thuộc vàotrình độ củangười học.
 
 
Rounded Rectangle: 第一課    (Bài 1)                       旗袍  





              旗袍
4.1 Bài khóa



陳有雄是一位旗袍師傅,十三歲開始學做旗袍,先從縫邊2開始,再學打釦子,最後用縫紉機3,大概三年才學成。旗袍有很多種,陳有雄學的是上海式的旗袍。一件上海式旗袍需要八到十小時製作,非常耗時4
旗袍可說是中國傳統文化的代表。它原本是清朝女人的服裝,民國以後成為全國女性的正式服裝,在重要場合,像是晚會、喜宴5都會穿著旗袍。旗袍上有許多花、鳥的圖案6,代表尊貴7的意思,因為旗袍穿起來很合身,不但可以讓女人的動作變得很高雅8,也可以展現9女人苗條10的身材,表現出中國傳統女性的美。
有六十年旗袍製作經驗的陳有雄,曾幫很多有錢人家的太太做旗袍,有時一早出門,做到晚上才能回家。他說:「沒有真功夫,出不了門的。
4.2 Từ mới
 
  Rounded Rectangle: 生詞


  

旗袍

qípáo
很多女孩子喜歡穿旗袍。
旗袍有長有短,各有不同的特色。
註:旗袍是中國的傳統女性服飾之一,源於滿族女性傳統服裝。

Put following new words in the groups and add some more you learned before:
旗袍,筷子,湯,盤子,刀叉,豆腐,勺兒
4.3 Ngữ pháp
 
  Rounded Rectangle: 語法解釋




1.    一般說來
2. 一般而言
     
 
Text Box: A:中國人從小就用筷子嗎?
B:一般來說是這樣的。
 
 

1.     



中國人從小就用筷子
   S       V O
    一般來說     ,中國人從小就用筷子。
中國人,    一般來說     ,從小就用筷子。

 
  Text Box: 1. 一般來說/一般說來/一般而言(,)+句子
2. 一般來說/一般說來/一般而言+謂語
3. 主語+一般來說/一般說來/一般而言+謂語
見課本例句






4.4 Bài tập

1.這件事我真的不知道該怎麼辦才好。
   這件事我簡直不知道該怎麼辦才好      ___
2.今年的冬天這麼暖和,好像春天一樣。
__________________________________________
3.昨天氣溫高到三十四度,差不多跟在沙漠裡一樣。
__________________________________________
4.5 Thảo luận
4.6 Viết
 
  Pentagon: 寫作




中國旗袍從製作到完成相耗時,一件旗袍從衣服上的圖案到縫邊不但可以展現中國傳統文化,也能使穿旗袍的女性更美。看了課本和短文的內容,想一想:
Trước tiên, giáo viên giảng dạy căn cứ vào giáo trình, soạn giáo án sao cho phù hợp với trình độ người học, để sau khi hoàn thành bài khóa, người học nắm được nội dung cơ bản của bài khóa.
Phần 1củaquá trình học tập: để chosinh viêndễ dànghiểu đượcchủ đềcủa bài khóa, giáo viên cần có lời dẫn trước khi bắt đầu nội dung chính và kết hợp với hình ảnhđểngười học có những hiểu biết ban đầu. Ví dụ: nội dung bài khóa là: “Vạn Lý Trường Thành”, giáo viên có thể giới thiệu về văn hóa và lịch sử của Vạn Lý Trường Thành, kèm theo hình ảnh sinh động cho sinh viên có ấn tượng và hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc.
Ngoài ra,"Phương pháp hình ảnh圖片" cho phép người họcthực hành sử dụngtừ vựngcâuđã họctrongsách giáo khoa để mô tả cáchình ảnh,giáo viênnêncổ vũtrí tưởng tượngcủa người học vàtạo racác tình huống trò chơicho sinh viên, càng nhiều càng tốtđể sinh viêncố gắng tự độngtrả lờiđể đạt đượcmục tiêu học tập.
Phần 2thiết kếnội dungvăn bảnsâu hơn: bắt đầu từ văn bảntường thuậtsinh viêncó thể cảm thấyáp lực,nhưngtừ từsẽ quen với việcđọccác bài viếtdài vàngôn ngữ viết, giáo viên cầnđào tạo sinh viêntăng dầntốc độ. Giáo viêncho sinh viên thảo luận một sốphần 2(thảo luận討論),  trong quá trình thảo luận, giáo viênnên hướng chosinh viên ứng dụng những từ vựng và cấu trúc mới học.
       Tôi nghĩ rằngphương pháp tiếp cận" thảo luận討論" đối với những người họcngôn ngữnước ngoài là rất quan trọng, giúp sinh viên ôn lại từ và cấu trúc đã học, đồng thời tạo môi trường giao tiếp thực tế.
Ngoài ra,bằng cách đọcthực hành(đọc), giáo viên có thểkiểm tra khả năngđọc, rèn luyện phát âm, trong khi chỉnh sửa giáo viên cần phải có thái độ nhiệt tình và nhẹ nhàng nhằm mục đích giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc trưng của tiếng Hoa là có nhiều từ đồng âm, phải phân biệt bằng chữ Hán (giản thể và phồn thể), danh từ, động từ, tính từ… để hiểu nghĩa chính xác. Vì tiếng Hoa là ngôn ngữ tượng hình nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên giới thiệu cho sinh viên về lịch sử hình thành của chữ Hán giúp sinh viên tăng cường khả năng nhớ và hứng thú trong việc học chữ Hán.
Trong giáo trình có khoảng 25 bài, một bài khóa tùy vào trình độ có khoảng 35-65 từ vựng, từ đồng nghĩa và trái nghĩa, các bài tập phát âm. Hơn nữa, "cấu trúc ngữ pháp và thực hành những kiểu câu ( )  khoảng 6-8 câu ngữ pháp trong một bài khóa và sinh viên sẽ được yêu cầu đặt câu thích hợp. Giáo viên cung cấp cho sinh viên một số nội dung tương tự, giúp sinh viên ghi nhớ cách sử dụng cú pháp.
Sách giáo khoa bao gồm: băng VCD, đĩa CD và các phần bổ trợ khác…, thiết lậpcác hệ thốngnàyđể làm chonội dung học tậpcó ý nghĩa hơn. Ngoài việc học tậptrong lớp họcmỗi ngày, học sinh phải có ý thứchọc tập, tự hình thành một thói quennhất định để rèn luyện tiếng Hoa như: xem tivi, nghe nhạc, v.v…,vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào cuộc sống.
             5. Hướng dẫn ứng dụng truyền thông vào giảng dạy
Truyền thông là truyền hình, báo chí, internet, âm nhạc v.v… Thông quacác phương tiện truyền thông, giáo viên sẽ giúp sinh viên so sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai, sinh viên sẽ được học về văn hóa của nước bạn nhằm mục đích giao tiếp dễ dàng hơn. Ví dụ, mô tảlịch sửTrung Quốc từ cổ đại đếnhiện đại, các nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc như Lỗ Tấn, Lý Bạch, danh lam như Vạn Lý Trường Thành… Ứng dụng truyền thông sẽ giúp nội dung giảng dạy mang tính chất phong phú và thực tiễn.
Thông quamột số tài liệuđểnâng cao kiến thứcchuyên nghiệp,nhưcác ngànhkinh tế, khoa học, văn học,nghệ thuật… Phần này là dành cho sinh viên Hán ngữ cao cấp.
6. Ý kiến của bản thân
a. Ưu điểm(+)
·         Những từ mới có phiên âm, vì vậy sinh viên sẽ tiết kiệm thời gian tra từ điển
·         Bổ sung thêmchủ đềvớicác từ đã học có liên quan,sử dụngcác từ mới đểthực hành.
·         Thông quangữ pháp để thực hànhcâu, đưa vào thảo luận.
·         Trong phần"đọc", có thể rèn luyện kỹ năng phát âm.
·         Mỗi bài khóa “ đối thoại會話" hình ảnh,không chỉđể cổ vũ trí tưởng tượng, cũnggiúp đỡhọc sinh học tốt hơn.
·         Sinh viên nên sử dụng tiếng Hoa trong lớp.
·         Mỗibài học nên thực tậpđàm thoại,sinh viên sẽ được học cácngôn ngữ viếtngôn ngữ địa phương, nếu có, sau khihọc, người họckhông chỉ có thể nói được ngôn ngữ đồng thời có thể hiểu được văn hóa bản xứ.
·         Từ ngữ, khả năng dùng từ của ngôn ngữ viếtcũng rất quan trọng, do đó nên thực hànhđa dạng các loạibài tập.
·         Ghi chú danh từ gắn liền vớimột sốý nghĩacủa từ,ví dụ,cổ phiếu, kinh doanh,nhân vật lịch sử, tác phẩm văn học ...
b. Nhược điểm(-)
·         Việc sử dụngnhững từ ít dùng trong thực tế không nên đưa vào giảng dạy.
·         Không đưa những nội dung quá sâu và cấu trúc ngữ pháp cổ không phù hợp với trình độ của sinh viên.
·         Giáo viên lưu ý khi chỉnh sửa cho sinh viên không nên có thái độ quá mức.
·         Một số sinh viênquá phụ thuộc vào phần đáp án để trả lời.
Kết luận
Trong quá trình giảng dạy tiếng Trung Quốc, kết hợp giữa giáo án và phương pháp giảng dạy là một điều rất cần thiết . Nó sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài liệu của đối tượng học. Nội dung tài liệu đề cập phía trên thực sự rất gần với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, tập trung vào giảng dạy các kỹ năng từ mới, bài khóa, ngữ pháp, bài tập, thảo luận, viết.
Giảng dạy tiếng Hoa phải theo một nguyên tắc cố định, bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy cũng phải linh hoạt để phù hợp với trình độ của đối tượng học.
Kết hợp giáo trình và phương pháp giảng dạy giúp cho người học tiếp thu bài giảng tốt hơn và mỗi kỹ năng đều có nhiều phương pháp luyện tập. Điều này sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình học tiếng Hoa của đối tượng học.
Đồng thời việc biên soạn giáo trình, cần kết hợp với kỹ năng giảng dạy giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và có hứng thú trong việc học tiếng Hoa tại Việt Nam. 
Nguyễn Thị Thanh Mai *
                                           (*)  Th.S, Khoa Đông phương học, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TP.HCM
Tài liệu tham khảo
1.       H.Douglas Bowm (2010), Nguyên tắc chỉ đạo giảng dạy,Nxb. Bồi dưỡng giáo dục Đài Loan.
2.       Kiều Lương (2008), Giáo trình Hán ngữ sơ cấp, Nxb. Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.6. 徐灏疲劳强度设计北京:机械工业出版社1985
3.       Mã Thành Tài (2009), Sổ tay giao tiếp tiếng Hoa, Nxb. Thanh Niên.
4.       Nguyễn Thiện Chí-Trần Xuân Ngọc Lan  (2001),Giáo trình tiếng Hoa trung cấp, Nxb. Trẻ.
5.       Trương Hòa Sinh (2008), Hán ngữ tiêu chuẩn, Nxb. Đại học Sư phạm Bắc kinh.
6.       XiaohuiZhen,Phân tích biên tập tài liệu giảng dạyngôn ngữTrung Quốc(bài giảng).
7.       Xiao huiZhen, Thiết kế giáo trình giảng dạy tiếng Hán (bài giảng).
8.       ZhaoJinming (2006), Nghiên cúu so sánh giáo trình giảng dạy Hán ngữ, Nxb.Thương vụBắc Kinh.
Nguồn:  http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3819%3Abien-son-giao-trinh-ting-hoa-ging-dy-cho-ngi-vit&catid=115%3Agiao-dc&Itemid=189&lang=vi
 http://tiengtrung.vn/diendan/showthread.php/4187-Hoc-noi-tieng-Trung-Quoc-pho-thong-cap-toc-rat-de-hoc-Ngoc-Sac-bien-soan.html
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger