Ăn
chay là nội dung chính trong văn hóa ẩm thực Phật giáo, là một bộ phận cấu
thành quan trọng trong phép dưỡng sinh của Phật giáo. Theo Phật giáo, ăn chay tức
là không ăn những món cay nòng, hôi tanh hay thịt cá. Món cay nòng là chỉ cho năm
loại rau gây kích thích gồm hành, tỏi, rau hẹ, kiệu và hưng cự, gọi là ngũ huân (năm thứ rau hôi), có nơi lại gọi
là ngũ vị tân (năm món gia vị có mùi
cay nòng); thịt cá ở đây chỉ cho tất cả động vật. Việc kiêng cử ăn ngũ huân chủ
yếu là để tịnh hóa thân tâm, thanh lọc cơ thể; còn không ăn động vật chủ yếu là
xuất phát từ giáo lý từ bi của Phật giáo, thể hiện tình yêu thương không phân
biệt đối với tất cả mạng sống.
Ăn chay và ăn mặn
Như trên đã nói, không ăn các
thứ tanh hôi thịt sống của động vật là một yêu cầu trong giáo lý Phật giáo, tuy
nhiên trong thực tiễn, có một vài quy định cụ thể cho thấy vừa hợp tình lại hợp
lý, như tăng nhân Ấn Độ trước đây có thể dùng “tam tịnh nhục”[1]. Bởi
vì, thời Ấn Độ xưa, tăng đoàn Phật giáo thực hành chế độ khất thực, tăng nhân
lúc khất thực bất luận giàu nghèo, xin được thứ gì thì ăn thứ đó. Khi có người
cúng dường thịt cá, thì người khất thực cần quán chiếu, thịt này có phải do ta
giết không, hoặc bị hoài nghi ta giết không, ta có nhìn thấy không, nghe thấy
sát sinh không. Nếu không, thì có thể tiếp nhận thực phẩm ấy. Đây gọi là “tam tịnh
nhục”. Cho đến hôm nay, các quốc gia và khu vực tin theo Phật giáo Thượng tọa bộ
Nam truyền như Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện và tăng đoàn Phật giáo khu vực dân
tộc Thái ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc vẫn trì bát ứng cúng, không kiêng cử các món
tanh hôi; tuy nhiên, tăng đoàn Phật giáo các khu vực Nội Mông Cổ, Tây Tạng tin
theo Phật giáo Tạng truyền, mặc dù không trì bát ứng cúng, song tùy theo vùng
chăn nuôi, điều kiện tự nhiên, cũng không cấm kỵ đồ mặn; chỉ có các tự viện Phật
giáo Hán truyền, mới không có thực hành chế độ trì bát khách thực. Lại nữa, những
tín đồ tin theo Đại thừa, nhấn mạnh từ tâm không sát sinh, thêm vào đó nông
nghiệp phát triển, điều kiện tự nhiên cho phép, từ năm 511 Công nguyên, Lương
Vũ Đế Tiêu Diễn (464 549) tin thờ Phật giáo Đại thừa,
sau khi ban hành Đoạn tửu nhục văn,
thì bắt đầu nghiêm khắc thực hành ăn chay.
Tại sao nên ăn chay?
Dinh dưỡng ăn chay phong phú: Đường, chất béo, protein, nhiều loại
vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, những chất này đều có
trong chế độ ăn chay. Tác dụng của đường thì ai cũng rõ, bởi nó vốn chính là được
chiết xuất từ trong thực vật. Vả chất béo, acid béo tổng tính có hơn 13 loại,
nhưng tất cả chất béo trong động vật tính cộng lại chỉ có6loại, còn trong chất béo thực vật lại có toàn bộ, với
lại chất béo thực vật là chất béo không gây chán ngấy, có thể làm cho sự bài tiết
acid dịch mật tăng lên, và đồng thời hạ chỉ số cholesterol trong máu, như vậy có thể
giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim và các loại chứng bệnh mạch máu. Hầu hết mọi người
đều quan tâm đến protein, mà hàm lượng của nó trong thực vật là rất cao, đặc biệt
là đậu tương (đậu nành), hàm lượng protein là nhiều hơn 2 lần so với thịt heo,
gần 3 lần so với trứng gà. Vitamin và khoáng chất hàm chứa trong thực vật thì cũng
đã quá rõ, không cần nói thêm.
Giáo sư Trần Thụy Tam thuộc Y viện Thái Đại Đài Loan từng mất thời gian
hai năm tiến hành điều tra sức khỏe và đã phân tích máu đối với 249 người xuất
gia trong 49 ngôi tự viện, và chọn ra 1057 người ăn mặn để tiến hành so sánh,
qua nghiên cứu rút ra ba kết luận: Hàm lượng cholesterol trong thân thể của người
ăn chay là rất thấp, vì vậy người thực hành chế độ ăn chay hiếm khi bị xảy ra cao
huyết áp, bệnh tim hoặc bệnh mạch máu; ăn chay vốn không bị suy dinh dưỡng; ăn
chay cũng không gây thiếu máu; trong lúc, người ăn thịt động vật tỷ lệ mắc bệnh
thiếu máu cao hơn so với người ăn chay.
Ăn chay khiến con người thông minh: Sách Đại đới lễ ký nói: “Người ăn
thịt gan dạ mà hung hăng, người ăn chay trí tuệ mà khéo léo” (Thực nhục giả
dũng cảm nhi hãn, thực cốc giả trí tuệ nhị xảo). Theo sinh lý học đại não cho
biết, lực hoạt động của đại não con người, là bởi trong tế bào não có tác dụng
tương tác sức mạnh của hai loại chính phản, trong đại não không ngừng xung kích
mà hình thành, điều mà chúng ta gọi là “suy nghĩ” (tư khảo). Sự xung kích như
thế lên đến mức cao nhất, luôn có tác dụng một bên sẽ dành được chiến thắng,
đây chính là những gì mà chúng ta thường gọi là “quyết định”. Nhưng để làm cho các
tế bào não có thể phát huy đầy đủ tác dụng của hai loại chính phản, thì cần phải
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (dưỡng phần) cần thiết cho tế bào não, loại dưỡng
phần này chủ yếu là acid glutamic, thứ đến là vitamin B và oxy… Mà trong thực vật thì, acid glutamic và các loại vitamin B rất phong phú. Một nghiên cứu viên của
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Hoa Kỳ cũng có một
báo cáo tương tự nói rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là các loại
ngũ cốc có thể thúc đẩy tác dụng hóa hợp đại não, tạo ra sự an bình và hạnh
phúc trong sâu thẳm tâm hồn.
Cư sĩ Triệu Phác Sơ (1907-2000) Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo một đời ăn chay, sống đến 93 tuổi, lúc sinh tiền không chỉ sức khỏe rất tốt, mà tư duy vô cùng nhạy bén, mẫn tiệp. Trong lịch sử nhiều nhà tôn giáo, triết học, nghệ thuật, khoa học và danh nhân nổi tiếng đều là người ăn chay hoặc ra sức tuyên truyền tầm quan trọng của việc ăn chay.
Ăn chay có thể ngừa ung thư, phòng trị bệnh tật: Máu trong cơ thể con người đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo một nghiên cứu y học, máu tốt cần có chút tính kiềm, trong máu giàu khoáng chất như canxi và kali. Còn các loại thực phẩm động vật hơn phần nửa dễ khiến máu biến thành có tính acid, trong khi hầu hết các thức ăn thực vật hàm chứa khoáng chất tương đối nhiều, vì vậy ăn chay có thể làm cho máu trở nên có tính kiềm, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như gạo phần lớn có chứa chất P (phosphorum), có thể làm cho máu biến thành acid. Theo nghiên cứu của giáo sư Phiến Lại Đạm Trường Đại học Osaka Nhật Bản, nếu trong máu tạo ra phản ứng có tính acid thì các tế bào lập tức lão hóa, các tế bào ung thư sẽ bị lan rộng, phát triển. Nếu như bạn muốn kiểm soát sự phát triển tế bào ung thư, cách tốt nhất là làm cho máu có chút tính kiềm.
Cư sĩ Triệu Phác Sơ (1907-2000) Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo một đời ăn chay, sống đến 93 tuổi, lúc sinh tiền không chỉ sức khỏe rất tốt, mà tư duy vô cùng nhạy bén, mẫn tiệp. Trong lịch sử nhiều nhà tôn giáo, triết học, nghệ thuật, khoa học và danh nhân nổi tiếng đều là người ăn chay hoặc ra sức tuyên truyền tầm quan trọng của việc ăn chay.
Ăn chay có thể ngừa ung thư, phòng trị bệnh tật: Máu trong cơ thể con người đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo một nghiên cứu y học, máu tốt cần có chút tính kiềm, trong máu giàu khoáng chất như canxi và kali. Còn các loại thực phẩm động vật hơn phần nửa dễ khiến máu biến thành có tính acid, trong khi hầu hết các thức ăn thực vật hàm chứa khoáng chất tương đối nhiều, vì vậy ăn chay có thể làm cho máu trở nên có tính kiềm, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như gạo phần lớn có chứa chất P (phosphorum), có thể làm cho máu biến thành acid. Theo nghiên cứu của giáo sư Phiến Lại Đạm Trường Đại học Osaka Nhật Bản, nếu trong máu tạo ra phản ứng có tính acid thì các tế bào lập tức lão hóa, các tế bào ung thư sẽ bị lan rộng, phát triển. Nếu như bạn muốn kiểm soát sự phát triển tế bào ung thư, cách tốt nhất là làm cho máu có chút tính kiềm.
Tóm lại, Phật giáo chú trọng ở
tâm, không quá đặt nặng ở hình thức. Việc ăn uống cũng là như vậy. Tùy duyên.
Tuy nhiên, ăn chay theo quan điểm Phật giáo Đại thừa như là một quy định bắt buộc
đối với tu sĩ (trừ những trường hợp đặc biệt), còn đối với cư sĩ cũng khuyến khích
hình thức ăn chay này. Mục đích cao cả của việc ăn chay chính là để nuôi dưỡng từ
tâm, thể hiện tình yêu thương muôn loài. Bên cạnh đó, ăn chay là để phòng và chữa
trị một số bệnh tật như báo cáo của một số nhà nghiên cứu y học đã công bố.
Chính vì lẽ đó, ngày nay không chỉ những người theo tín ngưỡng tôn giáo mới ăn
chay, mà ngay những người không theo tín ngưỡng tôn giáo nào cũng lựa chọn cách
ăn chay này.
Trà Vinh, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Nguyễn Nhã Tịnh
[1] Phật giáo Tiểu thừa cho phép Phật đồ ăn thịt, gọi là ‘Tam tịnh nhục’. Tam tịnh nhục phải có đủ 3 điều kiện: Thứ nhất, mắt không thấy giết, nghĩa là chính mắt mình không thấy hình ảnh thê lương động vật lúc sắp chết; thứ hai, không được giết nó, nghĩa là không vì người khác muốn ăn mới giết; thứ ba, không được vì mình mà giết, nghĩa là không vì bản thân muốn ăn mới giết.
Đã đăng trên NSGN, số 206, tháng 6 năm 2013
Đăng nhận xét