Lời Nhóm biên tập: Học Thế Nào đã giới thiệu phân đoạn 1 và phân đoạn 2 bản chép lại lời diễn thuyết của nam nhân vật trong clip Sự trăn trở của một kẻ lười biếng. Xin trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc phân đoạn 3.
Việc đặt tên cho các phân đoạn cũng như cách ngắt câu, sử dụng các dấu
chấm câu, chia ý là do nhóm biên tập Học Thế Nào thực hiện.
(Từ 31’01’’ đến 41’18’’)
Thử hỏi ta đã làm gì cho quyền học tập của công dân? Nếu ta muốn họ
được học những kiến thức đang chờ họ đằng sau cánh cửa ĐH thì ta phải
bắt họ phải thi, phải chọi nhau mới được bước chân vào. Nhưng người ta
không có nhu cầu học nhưng vẫn bắt ngườ ta phải học ĐH mới được bước
chân ra. Nói gì thì nói, học hỏi là một cái quyền không ai có thể tước
đoạt. Loài người từ trước đến nay vẫn luôn đấu tranh cho quyền được học
tập. Nhưng dường như đâu đây trên trái đất này cần nhen lên một sự đấu
tranh cho cả quyền được từ chối học tập.
Đừng hiểu nhầm! Tôi không hề ca ngợi hay cổ xúy cho tinh thần trốn
học bỏ học. Thực sự được dạy mà không học. Từ chối học tập thực sự là
một cái …. (thiểu năng?). Nhưng nếu mình phải học một cái gì đó mà trở
thành ngu đi còn là cái tội nặng hơn. Kiến thức không có tội. Tội nằm ở
đâu?
Chúng ta hãy coi quá trình học hỏi như một hoạt động thu hoạch. Ở đó
mỗi người có một công cụ để thu hoạch kiến thức và một chiếc túi để đựng
kiến thức. Ban đầu ai cũng giống như nhau. Nhưng sau một thời gian đào
tạo người nào có cái máy gặt và cái bao tải thì có nhu cầu chọn thứ vĩ
đại. Người nào có cái xẻng và cái túi ni lông thì có nhu cầu chọn thứ
nhỏ nhặt vừa đủ. Lê Nin có nhu cầu ngồi ở nhà đọc sách triết học. Còn
bạn hàng xóm của Lê Nin chỉ có nhu cầu học cách dùng súng để bắn chim.
Nhu cầu mỗi người là khác nhau. Nhưng không thể trách người có ít hơn mà
chì chiết họ. Cái công cụ thu hoạch đó chính là phương pháp tự học và
cái túi đó chính là đại diện cho cái sự hứng thú tham lam của người ta.
Giáo dục để giúp cho mỗi học sinh có những công cụ sắc bén nhất và một
chiếc túi…
Đầu tiên là cái tội làm hỏng công cụ thu hoạch của học sinh. Với lối
dạy theo kiểu giảng giải vô tình chúng ta tước đi quyền sử dụng công cụ
thu hoạch của học sinh. Mà ngay cả việc chúng ta bao cấp, chúng ta phân
phát, chúng ta chia đều, chúng ta chất đầy kiến thức khiến nó tắc lại.
Giáo viên lúc nào cũng đúng, học sinh lúc nào cũng phải đồng ý. Như vậy
giáo viên thì đưa ra cái lối mòn, còn học sinh thì lúc nào cũng tung
tăng dắt tay nhau đi tiếp trên những vết xe, trong khi những cái mà
chúng ta cần đấy là những sự đột phá, những tìm tòi và phát hiện mới. Cứ
dạy học sinh như vậy thì bảo tại sao chúng không phát huy sáng tạo?
Không phát huy được thành tựu khoa học nào chất lượng hơn các nước khác.
Để rồi được một vài trường hợp ít ỏi thì lại tung hô lên lấy làm tự
hào lắm.
Chúng ta có hàng trăm trường đại học, hàng chục nghìn tiến sĩ, hơn
9.000 giáo sư mà ít có sáng chế phát minh trong khi nông dân lại là
người làm được điều đó. Đừng có đóng trại một bài học xuống đất rồi bắt
học sinh nhai đi nhai lại như con vẹt. Đó không phải là học. Những lời
văn hoa mỹ trau chuốt, các giá trị nghệ thuật ghi trong sách trong vở
không phải do học sinh tự nghiệm ra mà được viết nên bởi những ông già.
Cả nhân loại, cả nhân loại vẫn đang còn bước đi trên con đường tìm kiếm
chân lý. Và những định luật tỏ ra vững chãi nhất vào giờ phút này cũng
có thể được bổ sung, hoặc bị phủ nhận và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta
dựng lên những tượng đài để rồi cuối cùng nó chắn lối trong quá trình
phát triển tư duy. Nó làm mụ mị đầu óc và đui mù kỹ năng phê phán. Thế
nên mới phải nhắc lại rằng, đối với việc áp đặt, học vẹt, học nhồi sọ,
học suông trong trường hợp tốt nhất cũng có thể cung ứng cho xã hội
những cá nhân giỏi chuyên môn như những giáo sư, tiến sĩ kia thật đấy
song mang tư cách của kẻ nô lệ.
Vậy thì chúng ta cần phải làm gì?
Điều cần làm là dạy cho con người ta cách học, phương pháp tự học
tập, nghiên cứu nói riêng, công cụ thu hoạch của học sinh. Bất kỳ tượng
đài nào chúng ta dựng lên đều có quá trình phát triển của riêng họ. Nếu
học văn thì phải được tư duy nghệ thuật như một nhà văn ngay từ thưở
hồng hoang, nghĩa là được tự sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật rồi từ
đó rút ra kinh nghiệm chứ không phải học thuộc lời bình của người khác
rồi ra trường chẳng ai làm nhà thơ nhà văn hay nhà phê bình. Nếu học vật
lý phải biết được động cơ nào khiến cho nhà vật lý quan tâm tới vấn đề
đó và cách thức làm ông ta suy nghĩ để tìm ra phương pháp kiểm nghiệm
cho giả thiết mà ông ta đã đưa ra, chứ không phải học thuộc một đống
công thức để rồi làm bài tập. Học cách suy nghĩ như những vĩ nhân, chúng
ta hãy quan tâm tới cách làm hơn là quan tâm đến kết quả. Tôi nói điểm
số có cũng như không là vì vậy.
Và đặc biệt, học sinh phải được quyền tranh luận với giáo viên về bất
cứ vấn đề nào có liên quan tới bộ môn. Tôi không thích cảnh học sinh
đặt câu hỏi ra thì giáo viên không trả lời được thì cứ chối quanh…. học
trò. Lớp học là một tập thể. Hoạt động tập thể muốn đạt hiệu quả phải có
sự lắng nghe, tiếp thu giữa các cá thể và giáo viên không phải là ngoại
lệ. Chúng ta đều biết điều đó là tốt nhưng hình ảnh này lại ít khi có
thể tìm thấy trên thực tế. Thứ nhất là vì tự ái của người dạy. Thứ hia
là vì họ đã được phát triển trong một nền giáo dục thiếu tinh thần
nghiên cứu và thừa tinh thần nhai lại.
Giáo viên cũng chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục đi trước. Muốn có
một xã hội dân chủ thì nhà trường phải dân chủ. Rèn luyện bản lĩnh là ở
chỗ đó chứ không phải là các kỳ thi. Một giáo viên tìm kiếm điều gì ở
học sinh của mình khi đứng trên bục giảng nhìn xuống phía dưới? Trong
mắt giáo viên học sinh là gì? Là những người nối gót? Là những người
ngồi im nghe giảng rồi sáng mai trả bài một cách trôi chảy? Là những
người nhận kiến thức từ bài giảng của giáo viên rồi mai lại giảng lại
những lời giảng đó cho con cháu, cho hậu thế? Không!
Nếu tôi là một giáo viên, một người có đam mê chân chính với bộ môn
của mình tôi sẽ không coi học sinh của mình như vậy? Thay vào đó, tôi sẽ
nhìn họ như những đồng nghiệp tương lai. Tôi coi học trò của mình là
những người ngày một ngày hai đây thôi, chúng ta sẽ cùng ngồi với nhau
và thảo luận về một vấn đề nào đó. Sự phủ định lẫn nhau là mấu chốt của
quy luật phát triển. Một lớp học văn minh phải có sự trao đổi, xoay
chiều giữa các luồng thông tin. Và để học sinh có thể trở thành một
người đồng nghiệp tương lai như chúng ta hình dung cũng đồng nghĩa với
việc phải giúp cho những học sinh đó biết cách tự học với một niềm hứng
thú của riêng mình. Từ đó ta suy ra cái … thứ hai. Khi đã có một công cụ
sắc bén, biết cách tự học, người ta mới có hứng học. Khi đã có hứng với
ít nhất một môn anh đã được coi là hiếu học và không có để sự hiếu học
đó vươn ra các bộ môn còn lại vì kiến thức nó liên quan đến nhau và
chiếc túi kia trở thành không đáy cũng là nhờ như vậy. Và đó là bí
quyết.
Con người ta sinh ra là để học. Tò mò là bản chất của con người. Hiếu
học là cái tạo hóa ban cho mỗi người. Chúng ta đi ngược lại quy luật
của tạo hóa. Chúng ta khiến cho học sinh sợ học. Chúng ta khiến cho phụ
huynh sợ học. Chúng ta khiến cho ai ai cũng muốn nghỉ học. Chúng ta dập
tắt cái lòng tham tốt đẹp duy nhất đó đi. Và chúng ta thất bại. Con
người mà không hiểu chính bản thân con người thì nghỉ đi, đừng làm giáo
dục nữa.
Học, học nữa, học mãi. Chưa thấy một mẫu người đáng kính nào không ca
ngợi việc học. Ta thấy được điều đó qua rất nhiều danh ngôn thành ngữ
tục ngữ ca dao ca ngợi việc học. Nhưng một điều hiển nhiên, đó là sự học
của họ không phải do ai thúc ép, không phải vì điểm số hay thi thố. Học
vì họ muốn học, muốn biết, muốn vận dụng. Họ say mê trước vẻ đẹp của
tri thức. Họ học với một niềm đam mê. Và tôi rất ca ngợi cái việc học
như vậy. Và một nguyên lý muôn đời là học hỏi phải dựa trên tinh thần tự
giác. Sự chủ động của người đi học là nền tảng. Phải có người khát khao
tri thức và đi tìm người có thể truyền những tri thức ấy cho họ thì mối
quan hệ thầy trò mới được hình thành. Chúng ta lại thích lấy các kỳ thi
và kiểm tra ra phải ép người khác họ thế nọ, thật là khủng khiếp.
Việc ép học dưới mọi hình thức chỉ vô tình khiến quá trình nô lệ hóa
diễn ra dễ dàng hơn. Ở phương diện thể xác, anh có thể ép một người ngồi
xuống đọc quyển sách mà anh đặt trên bàn. Nhưng ở phương diện trí tuệ,
anh sẽ không bao giờ tác động lên người đọc những tri thức được ghi
trong quyển sách đó. Sự tiếp thu mới thực là bản chất của học hỏi, và nó
phụ thuộc vào tinh thần làm việc, tinh thần tự giác của mỗi người học.
Học để ngày mai kiểm tra không phải tự giác. Tự giác phải luôn đi cùng
hứng thú, Anhxtanh đã nói. Giữa ý thức trách nhiệm và niềm hứng thú thì
niềm hứng thú tốt hơn cả. Chỉ có hứng thú mới mang lại kết quả cao nhất,
không có hứng thú không thể làm được điều gì hơn người.
Và làm thế nào để có hứng thú? Thứ ánh sáng đẹp đẽ của tri thức sẽ
mất đi bởi chính một người mà chính ta tạo ra. Vì thế phải soạn sách
đúng. Loại bỏ được gì thì bỏ. Đặc biệt là thi cử. Và phần còn lại, phụ
thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Một nhà giáo vĩ đại không phải là người có vốn hiểu biết sâu rộng
nhất mà là người truyền được nhiều cảm hứng và tình yêu kiến thức nhất
đến cho học sinh. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể đặt niềm tin
vào tính tự giác của người khác. Bởi vì con người ta thường ham chơi hơn
ham học. Nhưng điều đặc biệt là cả khi chơi con người ta cũng học được
nhiều thứ. Một khi đã có sự vận động tương tác với thế giới xung quanh
thì qua quá trình nhận thức bộ não con người luôn thu được những kinh
nghiệm và những kinh nghiệm này chính là kiến thức. Khi chúng ta lưu trữ
lại cũng là bổ sung vào kho tàng kiến thức của nhân loại.
Tri thức vô biên muôn hình vạn dạng. Từ những kinh nghiệm trong đời
sống thường nhật cho đến những chân lý cao cả, kiến thức … Là cách chế
tác công cụ lao động của người tiền sử. Là kinh nghiệm thả diều của một
thằng bé chăn trâu. Là huy động nội công của một võ sư. Là bí quyết để
có bàn tay điêu luyện của một người nghệ sĩ. Là công thức nêm nếm cho
một món ăn ngon. Hay thậm chí là những mánh khóe thủ đoạn lừa đảo của
bọn tội phạm, biết để mà đề phòng. Chơi game, nghe nhạc cũng học được.
Đá bóng xem phim cũng học được. Điều quan trọng là chắt lọc bao nhiêu
kiến thức từ những phút giải trí và ứng dụng nó vào cuộc sống như thế
nào! Và đôi khi những kinh nghiệm này tỏ ra có ích hơn những gì được học
trên trường, lớp.
Ví dụ như khi ta xem một bộ phim nước ngoài, trước hết ta biết được
văn hóa của họ. Rồi ta được chiêm ngưỡng những địa danh mà không cần đặt
chân tới, đó là các kiến thức địa lý. Rồi ta lại được lắng nghe tiếng
phát âm từ người bản địa chứ không phải từ giáo viên, đó là kiến thức
ngoại ngữ. Rồi còn tùy câu chuyện kể mà ta học được kiến thức được lồng
ghép trong đó. Ví dụ như phim khoa học viễn tưởng. Nếu có năng khiếu ta
lại học được góc quay, biên tập, diễn xuất. Chưa kể là nó làm giàu tâm
hồn, trí tưởng tượng của ta cùng với những giá trị nhân văn cao cả.
Cái phân biệt giữa chơi và học là một quan niệm rất sai lầm. Học mà
cứ nghĩ phải ra học thì tự ta biến việc học thành một cái gì đó khác
biệt với những công việc khác. Khi đọc sách ta không nên nghĩ mình đang
học, điều đó chỉ khiến ta thấy mình buồn ngủ và khó tiếp thu hơn. Ta cần
tự tạo cho mình hứng thú, hoặc chọn những cuốn sách mà ta thấy mình
hứng thú, và từ đó sẽ đem lại cảm hứng chân trời kiến thức. Thế nên đôi
khi học cũng chỉ là một hình thức giải trí văn minh.
(Còn nữa)
(Q.H ghi).
Đăng nhận xét