Viết cho gió cuốn đi......

Trải lòng vì Ngày Thế gian, ngày Hòa giải và Yêu thương
Hôm nay là ngày 9-9, Ngày của Thế gian, ngày Hòa giải và Yêu thương, do VietNamNet khởi xướng, hiện hữu sẽ tranh thủ viết một bức tâm thư, như một sự sẻ chia về đời sống đến gió dưới một góc nhìn hạn hẹp nào đó, và những tâm tình này sẽ là bắt đầu bằng thời gian buổi sáng.
Sáng hôm nay, không như mọi ngày, xem qua Đại cương luận văn, chỉnh chu ngôn từ, cú pháp, bố cục, cho đến các việc vặt vãnh liên quan- công việc bình thường của những động vật/hiện hữu chữ nghĩa sắp đến ngày bước lên “dàn hỏa”, có tính quyết định sự ‘sống’ hay ‘chết’ cho lộ trình còn dài thăm thẳm phía trước. Nhưng không vì vậy mà hiện hữu quên đi cái nghiệp chướng thong dong lướt các trang báo điện tử Vietnamnet.vn, Chungta.com, Tiasang.com.vn, Giacngo.vn, Daophatngaynay.com,…mỗi ngày- một món ăn tinh thần khá mất thời gian.
Mấy hôm trước hiện hữu đã đánh gần xong một bức thư cho gió, nhưng quên lưu, nên đã đánh mất, thật tiếc quá! Bức thư, có nhiều đoạn hiện hữu tự cảm thấy viết khá hay, không biết bây giờ hiện hữu có viết hay bằng hôm kia không nữa, nhưng cho dù hay hay không, hiện hữu cũng nên trải lòng cùng gió, bởi đó, không chỉ là cái lệ, nhiệm vụ của một hiện hữu, trách nhiệm của một động vật đang tồn tại trong cái xã hội ngày một trở nên náo nhiệt, xô bồ, tranh chấp, xảo trá, thủ đoạn, tinh quái,…này, mà đó còn là một quyền lợi nhất phương, nhị phương, tam phương, cho đến đa phương bền lâu và cao đẹp của toàn thể hiện hữu trên cõi đời ẩn hiện lắm sắc màu này.
Gió ạ, ở đời tìm được một động vật thật sự hiểu biết, là chuyện không phải dễ dàng gì, càng không phải chuyện một sớm một chiều. Những gì liên quan đến chữ “tình”, cả về nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng, hầu như đều cần trải qua thời gian dài, ở đó, các hiện hữu mới đo được tình cảm đích thực. Cuộc sống bên cạnh tồn đọng những vết đen, mịt mù, thì còn những màu hồng, tươi sáng nữa gió ạ. Gió không nên đem những vết hằn u tối để nhìn nhận trần gian vốn hiện hữu hai mặt (hoặc đa mặt) trong cùng một vấn đề. Gió thử nhìn chiếc lá vú sữa bên thềm nhà kìa, nó cũng như sự đời, luôn hiện hữu hai mặt, bên kia là mặt láng bóng, tươi xanh, và mượt mà, còn nửa bên này thì sần sù, trần trụi và góc cạnh. Nếu hiện hữu đặt nghi vấn rằng, tại sao chiếc lá kia lại như thế, ước gì nó chỉ tồn tại một mặt của vấn đề thôi, thì hay biết mấy, là điều không thể. Vì, hiện hữu nhìn sâu và kỹ thì thấy được rằng mặt kia dù nhìn không đẹp, hấp dẫn nhưng nó có công năng nuôi dưỡng, giữ nhiệt độ và làm được một số chức năng quan trọng khác, mà mặt này không sao làm được.
Cuộc đời là vậy đó gió ạ, bên cạnh những hiện hữu thật sự tốt, hữu ích, còn có những hiện hữu chưa tốt, chưa như mong muốn. Tuy nhiên, khi không may mắn gặp những hiện hữu chưa thật tốt này, gió cũng đừng vội vàng quở trách nó, mà tốt nhất cần tìm giải pháp tiếp cận, tìm hiểu, hóa giải những mặt trái của nó (thực tế việc này không dễ dàng gì gió ạ!). Và, đôi lúc hiện hữu cũng nên ngồi lại một mình ngẫm nghĩ coi, hiện hữu thực sự đã hoàn thiện chưa, hay cũng chỉ như các hiện hữu chứa chan hỷ- nộ- ái- ố khác, nay thế này, mai thế nọ. Vậy thì, tự thân của hiện hữu ấy cũng chưa gọi là hoàn thiện. Mỗi một hiện hữu ở trần gian, là như một chiếc lá vú sữa. Gió nên tìm cách biến những nhược điểm của chính nó cũng như của gió thành những ưu điểm. Cái nhìn của chính nó đừng nên bao giờ dừng lại ở một điểm. Nếu là dừng lại ở điểm thuộc nghĩa tiến bộ, tốt đẹp thì còn có thể chấp nhận, nhưng nếu dừng lại ở điểm không tiến bộ, không tốt đẹp thì không thể chấp nhận, vì nó làm cho, trước hết là chính nó lùi bước, lạc hậu. Nên chi, tốt nhất là không nên dừng lại ở một điểm để mà đánh giá một sự vật hay một hiện tượng (thường mang tính tổng hợp) nào đó. Đem một điểm để nhìn toàn bộ, cách nhìn này (rất nhiều động vật trần gian bảo là cái nhìn chụp mũ), hiển nhiên sẽ không chính xác và lệch lạc đi rất nhiều. Đã là một hiện tượng hoặc sự vật mang tính tổng hợp, giá như muốn bình luận, đánh giá về nó, thì gió nên có một cái nhìn cũng phải là toàn bộ, tổng thể. Cái nhìn trọn vẹn phải là cái nhìn bao quát, tập hợp của cả năm cái nhìn trong câu chuyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
Việc đánh giá của hiện hữu về vấn đề gì đó, thường hay chỉ đúng một phần, mà không hoàn toàn chính xác 100%. Ngày xửa ngày xưa, một động vật thiên tài, cụ Nguyễn Du (1765–1820) đã từng có cái nhìn lệch lạc như vậy, cái nhìn của một tâm hồn thi sĩ, đa sầu đa cảm là thế này: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi tâm tình không được khoẻ, không được vui, thì hình như mọi vật cũng nhuốm sắc thái như thế. Sự vật vốn tồn tại “như thị”, mà cái nhìn của động vật thiên tài này lại nhìn nó qua cảm xúc, qua sự rung động con tim, qua những thăng trầm dâu bể. Vô tình, bóp méo, xé rách sự thật như thị. Cũng cảnh đó, nếu là một động vật bình bình như Thị Nở, sau cái đêm ân ái với động vật Chí Phèo, một động vật suốt ngày chỉ biết chửi đổng, nằm vạ, hẳn sẽ khác đi nhiều. Phải là một quang cảnh tuyệt mỹ, sảng khoái, thậm chí còn đạt đến cao hơn thế kìa! Cái này động vật nào có thử qua mới rõ!   
Ồ, hiện hữu đã đi quá xa vấn đề rồi. Không biết hiện hữu đang viết thư thăm hỏi gió hay đang diễn giải về triết lý sống vu vơ, lãng xẹc nữa. Viết thư bằng bàn phím cho gió kiểu này là lần đầu tiên đấy. Mỗi lúc viết thư cho hiện hữu nào đấy, hiện hữu cũng thường viết theo lối này, ít lời thăm hỏi, bàn nhiều về cuộc sống... Có lẽ, nó đã trở thành thói quen của hiện hữu mất rồi. Vậy nên, khi đọc thư của hiện hữu , gió đừng nên hỏi tại sao thế này nhé! Cũng đừng cho là nhảm nhí nhé!
Thói quen, đôi lúc tốt, nhưng đôi lúc lại không tốt. Thông thường, xấu nhiều hơn tốt, vì làm việc theo thói quen, là gần giống với cái máy vô thức. Do đó, trong cuộc sống, gió nên ý thức được những xì xào của mình, phải biết mình đang thổi đi hướng nào, có tác dụng gì,…có như thế gió mới làm chủ được tự thân, không bị chi phối bởi ngoại duyên, nội cảnh, không hà dua, nịn nọt, xuề xòa theo những lao xao của các  hiện hữu khác.
Tự thân của từ “thói quen” đã biểu thị điều đó. “Thói”, từ này thường nghe các động vật nói về nghĩa xấu, chứ ít nghe hoặc chưa từng được nghe về nghĩa tốt. Như thói hư tật xấu, thói đời (nghĩa xấu), vân vân, hiện hữu chưa từng nghe nói thói tốt đẹp, thói hay,…
Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện mà các động vật dùng để chuyển tải, truyền đạt ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm,…của nó, và do thế, tự thân nó không thể chuyển tải hết nội dung, ý nghĩa mà các động vật mong muốn. Nó chỉ đại khái phơi bày một phần mấy của nội dung, ý nghĩa,… ấy mà thôi. Nên gió cũng đừng nên quá chấp chặt, tin tưởng vào những lời nói của hiện hữu khác. Chính nó trực tiêp nghe mà đôi lúc còn mơ hồ nữa là, huống chi nghe lại.
Trần gian vẫn còn những sắc cầu vòng, lung linh hoa lệ, hiện hữu không nên quá lệch mắt nhìn vào vực thẳm, đen ngòm. Cùng một điểm nhìn, có động vật thì toàn thấy những mịt mù, cát bụi, những hố sâu thăm thẳm, nhưng có động vật thì toàn thấy những ánh sao óng ánh, sáng soi, huyền diệu, đầy niềm hy vọng, là cớ vì sao? Câu hỏi đã ấn chứa câu trả lời.
Cái đẹp trong con mắt của các động vật hiện đại, được đánh giá chủ yếu là ở phẩm chất bên trong, là tâm hồn tinh bạch, một trái tim biết chung thuỷ với lý tưởng, với những hiện hữu chung quanh và xa hơn, mà không quá chú trọng bởi lớp vỏ bề ngoài, vì vậy hiện hữu không cần phải trả lời các câu hỏi liên quan đến nghĩa “giấc mộng thần tiên”. Bởi, điều đó không giải quyết được vấn đề của hiện tại, đang từng phút từng khắc diễn ra này, đặc biệt là các vấn đề liên quan về chữ tình. Gió cũng không nên cho rằng động vật theo đuổi giấc mộng thần tiên sẽ đẹp hơn động vật không theo đuổi giấc mộng ấy. Động vật theo đuổi giấc mộng gì đi nữa, nếu như bên trong, một tâm hồn không trong sáng, tham lam, ích kỷ, toan tính thì đâu có bằng các hiện hữu không theo đuổi giấc mộng thần tiên: chất phát, trong sạch, thuỷ chung, ngay thẳng và sòng phẳng.
Gió này, ở đời, cái gì cũng có cái giá của nó. Cũng đừng nên quá lo lắng về sự nghiệp phía trước, hay hoàn cảnh hiện tại của mình, bởi sự thành công của mỗi một động vật không hẳn chỉ dừng lại ở trình độ học vấn, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như khả năng làm việc, giao tiếp, và đặc biệt là cơ hội. Đại học hay cao hơn bậc đại học, không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Theo kinh nghiệm hiện hữu, cũng phải nói rằng, không có cơ hội, thì khó có thể thành công. Nhưng cơ hội đó từ đâu ra, có thể nói là một phần do “duyên” của mỗi hiện hữu, phần còn lại càng quan trọng và có tính quyết định hơn là năng lực của mỗi hiện hữu, khả năng nắm bắt, gìn giữ và duy trì nó. Chính vì vậy, gió nên yên tâm và cố gắng phát huy những gì mình đang có, đồng thời biết hài lòng với những gì hiện tại. Hiển nhiên, hài lòng không có nghĩa là sống với chủ nghĩa “dĩ hòa vi quý”, hoặc dập tắt cái “chí nam nhi” như động vật có tiếng Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã từng đề cập, hay cái chí “xung thiên” hóa đạo của bậc phi hữu- phi vô Quảng Nghiêm (1122-1190) thời Lý. Và cuối cùng, hiện hữu xin nhắc lại câu nói của động vật trứ danh Lỗ Tấn (1881-1936) để gió, để mưa và để hết thảy hiện hữu trong thế giới sum la vạn tượng này ý thức một cách sâu sắc về sự thành công của kiếp động vật, rằng: Trên bước đường thành công, không lưu lại vết chân của kẻ lười biếng(在成功的路途上,絕不會留下嬾人的足跡).
Thư viết chưa dài, nhưng có lẽ những gì cần nói hiện hữu cũng đã tỉ tê hết rồi. Với ý nghĩa cùng tồn tại, và với ý nghĩa Hòa giải và Thương yêu, hiện hữu nguyện cầu cho toàn thể hiện hữu đang tồn tại trên lãnh thổ có hình chữ S này ngày một phồn thịnh, rộng hơn, bốn bể năm châu được hòa bình và khoảng cách giữa động vật với động vật, hiện hữu với hiện hữu ngày một xích lại gần nhau hơn. 
Cùng t
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger