Vấn đề kiêm nhiệm chức vụ

Có lẽ ai cũng rõ ý nghĩa của từ kiêm nhiệm này. Tuy nhiên, về bản chất sâu xa và hành trình bước lên vị trí kiêm nhiệm, thì không như ta tưởng, đặc biệt trong cái xã hội bát nháo này. Trong Từ điển LACVIET – mtd2005 – CVH  định nghĩa rất đơn giản: “Kiêm nhiệm là cùng lúc đảm trách đến mấy chức vụ”
Tại sao cùng lúc mà một ai đó lại có thể kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, trong lúc số người trong đơn vị, cơ quan có khi lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người? Và phải chăng trong số hàng chục hàng trăm hàng ngàn người ấy không ai có hoặc đủ năng lực để đảm trách, gánh vác chức vụ mà vị đó kiêm nhiệm?
Trên lí thuyết, rõ ràng là như vậy, tức ngoài vị đó ra thì tất cả đều KHÔNG. Có điều, trong thực tế nó không giản đơn chút nào, mà rất rắc rối và phức tạp. Có một vài vị trí, nếu thiếu vị đó thì là như thiếu đi một cánh tay trong một con người, vì khả năng, bộ óc của họ rộng lớn hơn những bộ óc còn lại, thậm chí gấp đôi, gấp ba bộ óc của người khác, do vậy mới được quần chúng bầu và cử vị ấy kiêm nhiệm để công việc nơi cơ quan của họ được trôi chảy, giải quyết thuận lợi nhiều việc mà chủ quản tối cao của cơ quan giao phó.
Nhưng, có phải ai kiêm nhiệm cũng là có khả năng quản lí tốt hơn người[1] không, còn là một vấn đề cần bàn cãi.
Trong bộ phận, các bạn có hay gặp “sự cố” khi sếp là kiêm nhiệm không? Chẳng hạn như khi bạn mang giấy tờ lên trình kí, sếp bảo: “Hôm nay tôi rất bận rộn, việc này để hôm sau[2]  giải quyết”, hoặc “sao lại đến gặp giờ này hử?”, hoặc là…vô số câu khước từ mang tính hình sự, quân đội, hoặc thể hiện nét mặt dữ dằn khác, làm cho bạn sợ hãi?
Với tinh thần dân chủ và xây dưng, tôi nghĩ bạn cũng như tôi, đều mong muốn nơi mà mình công tác ngày một tốt hơn, thông thoáng mà khoa học hơn, có chất hơn: về mặt quản lí hành chính cũng như môi trường giáo dục.
Riêng tôi thì không tin một người có nhiều trái tim. Nghĩa là, một người giữ quá nhiều chức vụ. Từ thực tế cho thấy, nhiều vị trí kiêm nhiệm là dư thừa, không cần thiết, vì khối lượng công việc ở vị trí ấy có khi, nhiều khi, hoặc thường xuyên được thành viên khác làm thay; hoặc thành viên khác có khả năng thay thế, đảm trách. Vậy, cần gì phải kiêm nhiệm?
Con người chỉ có 2 tay, 2 chân, 2 mắt, lỗ mũi, cái miệng,…nếu một trong số bộ phận đó mọc thừa ra, tỉ dụ con người có hai cái miệng chắc chắn sẽ là xấu xí vô cùng, ngoại trừ các nghệ sĩ (nghệ sĩ đôi lúc vì mua vui mà bày nhiều trọ khác thường).
Lòng người. Lạ thay! Thích mọc ra nhiều cái miệng, cái tay, trong lúc bản thân không phải là ‘nghệ sĩ’!
Muốn sánh tầm đó đây, xin hãy chuyên môn hóa; nếu không phải là nghệ sĩ, xin hãy cắt bớt mấy cái chân tay dư thừa- thôi ảo tưởng về bản thân. Nghĩa là, phải học cách từ chối, học cách san sẻ quyền lực cá nhân cho những người có thể. Đấy cũng được coi như là một đức tính dũng cảm. Đức tính này, thật sự sẽ góp phần cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp phát triển của nước nhà.
Trên đây là những suy nghĩ của tôi, còn bạn?


[1] Cụ thể ‘người’ ở đây là chỉ cho những thành viên trong cơ quan đó.
[2] Một thì tương lai không rõ ràng ngày tháng giờ giấc.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger