Hướng phát triển tiếng Trung Quốc trong Nhà trường (TVU) - Nguyễn Phước Tâm

Bài viết tuy còn nhiều chỗ cần phải bàn thêm hoặc bàn lại, đặc biệt là ở mục Chương trình tiếng Trung Quốc; nhưng, qua phần trình bày dưới đây đã thể hiện phần nào tầm nhìn và những nỗ lực có thể của tác giả về hướng phát triển và mở rộng môn học này tại trường Đại học Trà Vinh. 


Ảnh từ Internet
I. Lời nói đầu

Trong một lần khảo sát về nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh, trên Phiếu khảo sát nêu ra một yêu câu chung: “Hãy khoang tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) mà Anh/Chị cho là phù hợp”, trong list câu hỏi có câu: “Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), theo Anh/Chị ngoại ngữ là một công cụ giáo tiếp: A. Rất quan trọng; B. Quang trọng; C. Bình thường; và D. Rất bình thường”, thì chiếm đến 99% sinh viên khoanh tròn chọn: “A. Rất quan trọng”. Thật ra, bằng kinh nghiệp thực tế, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng ngay nay ngoại ngữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. Do thế, việc coi trọng và  tăng cường môn ngoại ngữ nói chung trong chương trình của các bậc học là việc làm cần thiết và đúng với hướng đi của Bộ giáo dục và đào tạo[1]. Tuy nhiên, để chọn một ngoại ngữ đúng với nghề nghiệp, sở thích và xu hướng hội nhập thế giới mới, là vấn đề người học cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Thế thì, ngày nay người học nên chọn ngoại ngữ nào phù hợp để học? Theo một khảo sát mới đây cho biết hiện nay có 6 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, trong đó tiếng Trung dẫn đầu trong danh sách này[2]. Bên cạnh đó, ngày nay tại Việt Nam chúng tôi thấy rằng các công ty, xí nghiệp ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư là người Trung Quốc, Đài Loan; chỉ tính ở phía Nam tập trung không ít các khu công nghiệp như ở các tỉnh Bình Dương, Đông Nai…; thậm chí những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, một tỉnh cách các trung tâm thành phố lớn khá xa xôi cũng có không ít chủ doanh nghiệp là người Trung Quốc đại lục quan tâm đầu tư. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng tiếng Trung hiện nay có một vài trò quan trọng tại tỉnh nhà.



II.   Tại sao cần mở rộng tiếng Trung Quốc

Dân số Trung Quốc tính đến năm 2003 có tới 1.29 tỷ, chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới, cứ bình quân mỗi 5 người trên toàn cầu thì có đến 1 người Trung Quốc[3]. Đây là một đất nước có nền văn minh, lịch sử lâu đời. Ngôn ngữ Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ được Liên Hiệp Quốc sử dụng chính thức. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế… của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa sâu rộng trên khắp toàn cầu, đặc biệt hơn cả là khu vực Châu Á, trong đó có Việt nam.

1. Về phương diện văn hóa: Có thể thấy nền văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, do địa hình và liên quan vấn đề lịch sử, vì vậy khi học tập, nghiên cứu văn hóa ( bao gồm văn học) Việt Nam, mà không hiểu biết văn hóa Trung Quốc, thì là một thiếu sót;

2. Về phương diện giáo dục: Gần đây một số nghiên cứu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cho biết về bảng xếp hạng trong công đồng giáo dục đại học khu vực và quốc tế[4], cho thấy Trung Quốc ( bao gồm các lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan…) là nước có nền giáo dục có những thành tựu vượt bậc, đã đưa giáo dục của họ ra biển lớn, sánh tầm cùng nền giáo dục quốc tế và đã dẫn đầu so với hệ thống giáo dục của các nước khu vực. Cùng với nền giáo dục tiên tiến ấy, thì học phí, tạp phí, chi phí sinh hoạt hàng ngày ở Trung Quốc nhìn chung thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây… Hiện nay, được biết tại Trung Quốc, Đài Loan đang có nhiều chính sách học bổng bán phần, toàn phần của trường, chính phủ dành cho giảng viên, sinh viên quốc tế[5]. Từ những nguyên nhân trên, xu hướng chọn lựa học chuyển tiếp, đi thực tế, du học và cả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục tại các khu vực này ngày một gia tăng. Nhìn từ góc độ giáo dục, quốc gia này vẫn là một địa điểm học tập lí tưởng;

3. Về phương diện kinh tế: Vào khoảng năm 1979, sau khi chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường, Trung Quốc đã trở thành một nước có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Ở Việt Nam, ta có thể thấy tại các Khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ ở miền Nam Việt nam (chỉ tính miền Nam) có không ít các chủ doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc, Singapore. Những năm gần đây, các vùng khá cách xa với các trung tâm thành phố lớn của Việt Nam như tỉnh Trà Vinh cũng được các chủ doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc chú ý đầu tư……

4. Về phương diện khác: Cũng chính vì xu thế hội nhập toàn cầu hóa ấy, cho nên một số trường đại học đại học hiện nay tại Việt Nam, ngoài ngôn ngữ Anh được đưa vào giảng dạy chính thức ra, thì tiếng Trung cũng được giảng dạy, cụ thể như Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học An Giang, thậm chí có trường còn tổ chức cho các cán bộ, giảng viên của trường tham gia học tập theo đợt, như Trung tâm Ngoại Ngữ trường trường Đại học Thủ Dầu Một[6], hay như Trung tâm Ngoại Ngữ trường Đại học Cần Thơ mở lớp bồi dưỡng tiếng Trung[7] cho các cán bộ, giảng viên trong trường có nhu cầu, nhằm tạo kiện thuận lợi cho các cán bộ, giảng viên cũng như sinh viên của trường nghiên cứu khoa học, đi thực tế, học chuyển tiếp, hoặc du học......

Nói chung, (chỉ tính) tại địa bàn Trà Vinh, nếu chúng ta biết định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, thì có thể thấy bên cạnh tiếng Anh, tiếng Trung vẫn là một lựa chọn tốt nhất. Cụ thể như một số nhà máy điện lực Duyên Hải, Cty Giày da Mỹ Phong… , cho đến một số trường cấp một như trường Minh Trí, Tân Minh Trí cũng đang sử dụng tiếng Trung. Một khía cạnh khác, tại Trà Vinh, ngoài người Khmer (chiếm 29%) ra, người Hoa cũng được coi là dân tộc thiểu số (chiếm 0,2%)[8]. Vậy, cũng như việc học tập tiếng Khmer, học tập tiếng Trung cũng là cách bảo tồn một phần trong tổng thể tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, có biết văn hóa tộc này mới có thể nâng cao sự nhận thức, thông hiểu, sẻ chia giữa các tộc (Việt, Khmer, Hoa) với nhau. Những gì được trình bày trên đây, cùng với xu hướng giáo dục quốc tế: giảm môn học bắt buộc, tăng môn học tự chọn, là lí do đầu tiên mà chúng tôi đề xuất đưa tiếng Trung vào chương trình thành môn ngoại ngữ tự chọn cho các ngành học tại Trường. Không chỉ dừng lại ở đề xuất này, bước tiếp theo đặc biệt chúng tôi cũng có tham vọng, mong muốn Khoa trình ý tưởng lên Ban Giám hiệu, phong ban liên quan mở chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại Trường.



III. Chương trình tiếng Trung Quốc

Và để có một cái nhìn bao quát về Chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc, nay chúng tôi dự kiến thiết kế hai phần của Chương trình này như sau:



1. Chương trình tiếng Trung Quốc không chuyên[9]



1.1. Bảng trình độ tương ứng với mỗi học phần


Tên học phần
Số tín chỉ
Trình độ
kết thúc học phần
Ghi chú
LT
TH
Tổng
HSK(1)
TOCFL (2)
CCQG
(3)
1.Nếu người học có Chứng chỉ tiếng Trung cao nhất tương đương với 1 trong 3 trình độ được liệt kê bên trái sẽ được miễn học học phần đó và các học phần có trình độ thập hơn. Yêu cầu Chứng chỉ phải còn giá trị sử dụng;
2. Học học phần tiếng Trung 1, không yêu cầu số điểm đầu vào.   
3. CCQC là viết tắt của cụm từ Chứng chỉ Quốc gia Việt Nam.
Tiếng Trung 1
2
2
4
Nhập môn
Nhập môn
Nhập môn
Tiếng Trung 2
2
2
4
Cấp 1
Cấp 1
A
Tiếng Trung 3
2
2
4
Cấp 2
Cấp 1
A
Tiếng Trung 4
2
2
4
Cấp 3
Cấp 2
B
Tiếng Trung 5
2
2
4
Cấp 3
Cấp 2
B

(1) HSK  : Hanyu Shuiping Kaoshi (Kì thi trình độ Hán ngữ/Trung Quốc)

(2) TOCFL             : Test of Chinese as a Foreign Language (Kì thi năng lực Hoa ngữ/Đài Loan)

(3) CCQG               : Chứng chỉ Quốc gia (Việt Nam)



1.2. Bảng tổng số học phần, tín chỉ, số tiết, trình độ của mỗi bậc học

Bậc học
Tổng học phần
Tổng tín chỉ
Tổng
số tiết
Trình độ đầu ra của từng bậc
HSK
TOCFL
CCQG
Đại học
5
20
450
Cấp 3
Cấp 2
B
Cao đẳng
4
16
360
Cấp 3
Cấp 2
B
TC CN
3
12
270
Cấp 2
Cấp 1
A
TC nghề
2
8
180
Cấp 1
Cấp 1
A
Ghi chú
1. Cách phân chia tổng điểm tất cả các học phần của mỗi bậc học mang tính tương đối. Ví dụ số điểm 115-135 của HSK là giới hạn thấp nhất; Số điểm dao động từ 155 - 175 của HSK được tính là cấp bậc C thuộc Chứng chỉ sơ cấp (tức Chứng chỉ sơ cấp trong cách tính của HSK có ba cấp: C, B, A tương ứng với điểm từng cấp 3, 4, 5. Tương tự Chứng chỉ trung cấp cũng phân làm ba cấp C, B, A tương ứng với điểm từng cấp 6, 7, 8);  
2. Được biết hiện nay, rất ít trường dạy tiếng Trung không chuyên quy các học phần thành số điểm chuẩn quốc tế. Đa phần đều ước tính trình độ tương đương Chứng chỉ Quốc gia là A, B, C.



2. Chương trình chuyên ngành tiếng Trung Quốc

2.1. Chương trình đào tạo bậc cao đẳng/đại học ngành tiếng Trung Quốc

2.2. Chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ ngành Song ngữ Trung Anh

2.3. Chương trình đào tạo văn bằng 2 ngành tiếng Trung Quốc

……………………………………  



IV. Kết luận và kiến nghị

1. Triển vọng môn học: Có thể khẳng định, nếu chương trình tiếng Trung không chuyên vừa nêu ra trên trên đây được áp dụng, thì triển vọng của nó, nói một cách gãy gọn sẽ là: a. Cơ hội nghề nghiệp;

b. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chuyển tiếp, đi thực tập, du học…;

c. Mở ra cơ hội học bổng, và giao lưu, trao đổi, hợp tác với các trường viện Trung Quốc, Đài Loan;

d. Bảo tồn một phần di sản văn hóa và nâng cao sự hiểu biết tộc Hoa tại Việt Nam.

2. Một vài kiến nghị liên quan: Từ những triển vọng được nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất mấy vấn đề lên Ban Giám hiệu và khoa,các phòng, ban liên quan về ý tưởng của mình như sau:

a.Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng cường môn học tự chọn (không chỉ riêng ngoại ngữ), nhằm đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương cũng như nguyện vọng người học[10];

b. Phía Nhà trường nên chủ động mở rộng hợp tác với một số trường trong nước, tự mình hoặc liên kết bước đầu mở các Chương trình đào tạo chuyên ngành tiếng Trung Quốc như đã liệt kê trên;

c. Nhà trường tổ chức theo đợt về khóa học tiếng Trung cho các cán bộ, giảng viên nhằm chuẩn bị cho công việc liên quan như du học, đi thực tế, hoặc các nhu cầu liên quan. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy không ít giảng viên, cán bộ của Nhà trường đã, đang và sẽ du học tại Đài Loan, trong tương lai gần, chúng ta nên mở rộng lĩnh vực giáo dục với Trung Quốc[11], Đài Loan.

d. Nhà trường, khoa, các phong, ban liên quan chủ động mời gọi sự hợp tác giữa trường với các trường, viện Trung Quốc, Đài Loan.  

e. Và vấn đề cuối cùng mang tính then chốt… là yếu tố con người, tức nhân sự chuyên ngành tiếng Trung Quốc. “Một cây làm chẳng lên non”!



Trên đây là những ý tưởng, đề xuất của chúng tôi. Rất mong được sự quan tâm của các nhà giáo dục ở TVU.





[1] Báo công an nhân dân điện tử: Tăng cường ngoại ngữ cho sinh viên các trường ĐH, CĐ. Xem tại: http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/1/162472.cand

[2] Danh sách 6 ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới, gồm có: 1. Tiếng Trung Quốc; 2. Tiếng Anh; 3. Tiếng Hindi (Ấn Độ); 4. Tiếng Tây Ban Nha; 5. Tiếng Nga; và 6. Tiếng Ả Rập. Tham khảo Báo điện tử VTC News: “Sáu ngôn ngữ nhiều người sử dụng nhất thế giới” (http://vtc.vn/541-287754/the-gioi-du-hoc/6-ngon-ngu-nhieu-nguoi-su-dung-nhat-the-gioi.htm)

[3] Xem W. Scott Morton – C.M. Lewis, Trí Thức Việt dịch, Lịch sử & Văn hóa Trung Quốc. NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2008, trang 19.

[4] Xem “Xếp hạng đại học thế giới: Bài học từ Pháp và Trung Quốc” ( http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Xep-hang-dai-hoc-the-gioi-Bai-hoc-tu-Phap-va-Trung-Quoc/232721.gd ), hoặc “Báo động từ nghiên cứu giáo dục” (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/94016/bao-dong-tu-nghien-cuu-giao-duc.html ) -Theo Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) - Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc)/ Tuổi trẻ). Hoặc http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3818%3Avit-nam-tt-hu-50-nm-so-vi-thai-lan-v-cong-b-khoa-hc&catid=115%3Agiao-dc&Itemid=189&lang=vi

[5] “Học bổng hàng năm của chính phủ Trung Quốc” (http://www.tienphong.vn/giao-duc/34698/Hoc-bong-hang-nam-cua-Chinh-phu-Trung-Quoc.html); “Đề án thí điểm kế hoạch Tân Hán học Khổng Tử TQ, năm 2012” (http://ccsp.chinese.cn/article/2012-11/09/content_469694.htm); “Học bổng Thạc sĩ Đài Loan  toàn phần” (http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/hoc-bong-thac-sy-dai-loan-toan-phanco-hoi-hoc-tap-va-nghe-nghiep-hap-dan-669058.htm); “Chương trình du học học bổng Trung Quốc – Đài Loan (http://www.hou.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=889:chng-trinh-du-hc-hc-bng-trung-quc--ai-loan-&catid=159:hp-tac-ao-to-quc-t&Itemid=219) , hoặc chỉ cần vào Google gõ các từ khóa: Học bổng, Trung Quốc, Đài Loan, sẽ tìm ra hàng loạt kết quả về các chương trình học bổng này.





[9] Tham khảo “Quy định V/v Học ngoại ngữ hai trong chương trình đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ trường Đại học Hoa Sen áp dụng từ khóa 2012 trở về sau” (xem tại: http://www.hoasen.edu.vn/sites/default/files/2012/09/user63/quy_dinh_hoc_ngoai_ngu_hai_ap_dung_tu_khoa_2012_tro_ve_sau.pdf ), và “Chương trình đào tạo các ngoại ngữ” của Trung tâm Ngoại ngữ - Trường ĐHKHXH và NV (xem tại: http://cfl.hcmussh.edu.vn/index.php/chuong-trinh-dao-tao/chng-trinh-ao-to-cac-ngoi-ng )

[10] Nói thêm: Được biết, bắt đầu ngày 1/1/2013, Luật giáo dục đại học chính thức có hiệu lực, Luật này có nhiều điểm đổi mới, trong đó có “Tự do lựa chọn chương trình”, tức Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định chương trình khung như những năm trước đây. Vậy chúng ta có thể giảm số tiết các môn triết học tư tưởng chính trị mang tính hàn lâm nặng nề, tăng cường môn ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, một sinh viên bất kì ngành không chuyên ngoại ngữ nào, nếu không biết một ngoại ngữ hoặc khả năng giao tiếp ngoại ngữ yếu, thì cơ hội kiếm việc rất ít/hoặc rất khó so với người có khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu biết kết hợp giữa một ngành nghề nào đó, với khả năng giao tiếp ngoại ngữ, thì cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Xu thế hội nhập, chính là xu thế … bên cạnh giỏi về chuyên môn, tầm nhìn vấn đề, thì còn phải biết dùng ngoại ngữ trực tiếp đàm phán, giao lưu, trao đổi với đối tác nước ngoài. Nói một cách đơn giản hơn, bên cạnh chuyên ngành, biết sử dụng thêm một ngoại ngữ vẫn là một lợi thế lớn. Điều đáng buồn là hiện nay không rõ vì lí do gì mà tại TVU lại hạ tổng số tín chỉ ngoại ngữ không chuyên xuống với mức quá thấp. Chúng ta có thể nghe một vài doanh nghiệp hoặc khách hàng phản ánh trình độ tiếng Anh của sinh viên không chuyên tại trường ta, nhưng đã có ai làm khảo sát so sánh trình độ đầu ra tiếng Anh không chuyên giữa TVU với trường khác chưa? Nếu có, khi so sánh cũng cần so sánh trình độ đầu vào của sinh viên trường này và trường khác, cũng như cần so sánh học phí giữa các trường, mức trả thù lao 1 tiết cho giảng viên giữa các trường. Tôi cho rằng nếu làm được như vậy, mới có thể thấy được sự cố gắng của các giảng viên ngoại ngữ tại TVU. Một điều cần khẳng định, với tổng số 10 tín chỉ này, thì quả thực học như một kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi. 


[11] Chúng ta nên tận dụng học bổng với số lượng lớn hàng năm của chính phủ Trung Quốc trao cho giảng viên Việt Nam được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam gửi về các trường hàng năm. Tôi nhận thấy, tại TVU rất “thờ ơ” với học bổng của nước lớn này, trong lúc nhiều trường đại học lớn ở Việt Nam lại rất biết tận dụng nguồn học bổng này của phía chỉnh phủ Trung Quốc, không hiểu vì lí do gì?
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger