Giới thiệu văn tự - chữ Hán

I.  Văn tự - chữ Hán


Văn tự là công cụ ghi chép ngôn ngữ. Bản chất của văn tự là hệ thống ký hiệu viết dùng để ghi chép ngôn ngữ nói. Văn tự được hình thành và phát triển nhằm khắc phục khuyết điểm không thể truyền xa, truyền lâu dài của ngôn ngữ nói.

Chữ Hán là công cụ ghi chép tiếng Hán, là loại văn tự mang tính biểu ý.

II.  Cấu tạo và hình thể từ (đơn âm)/tự/chữ Hán

1.      Cấu tạo của chữ Hán

Cấu tạo của chữ Hán là phương thức tạo chữ Hán. Về tự/chữ/hay từ đơn âm, có sáu phương thức cấu tạo mà người ta gọi là Lục thư: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, và giả tá.

1.1  Chữ tượng hình

Tạo ra chữ bằng cách vẽ nên các vật căn cứ theo hình vẽ của nó, như chữrì-nhật=mặt trời/ngày,月yuè-nguyệt=mặt trăng/tháng, shuǐ-thủy=nước,…



      1.2 Chữ chỉ sự

Hứa Thận, tác giả sách Thuyết văn giải tự, giải: “Thấy mà nhận biết, xét mà rõ ý, như chữ shàng-thượng=trên, chữ xià-hạ=dưới” (Chỉ sự giả, thị nhi khả thức, sát nhi kiến ý, thượng hạ thị giả)



1.3  Chữ hội ý

Chữ hội ý là loại chữ dùng hai hoặc trên hai chữ có ý nghĩa liên quan kết hợp với

nhau tạo thành.

Ví dụ: 好, 明,林 ,众。。。



1.4 Chữ hình thanh

Theo phương thức này, người ta dùng một dấu hiệu để chỉ thanh (âm đọc). Phần chỉ ý đại khái nêu lên sự quan hệ giữa chữ đó với một vật nào mà nó muốn hiểu thị; phần còn lại chỉ thanh để cho biết âm đọc giống hoặc gần giống của chữ. Ví dụ:

Chữ lái-lai=một loại cỏ do bộ cǎo-thảo=cỏ và lái-lai=đên tạo thành. “Thảo”, dùng chỉ ý, cho biết “lai” thuộc một loại cỏ, còn “lai” chỉ âm đọc tên của loại cỏ đó.



1.5 Chữ chuyển chú

Theo Hứa Thận, chuyển chú là “lập nên một đầu bộ, cùng một ý nhận nhau, như chữ

khảo, chữ lão” (Chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo, lão thị dã). Có thuyết cho chuyển chú không phải là phép tạo tự, mà chỉ là phép dùng một chữ này để chú thích cho một chữ kia, hai chữ đó vốn có cùng một nghĩa, như dùng chữ xíng-hình, chú thích cho chữ jīng-kinh, chữ diàn-điên chú thích cho chữ dǐng-đính,…



1.6 Chữ giả tá

Là loại chữ mượn một chữ đã có sẵn rồi đem dùng với nghĩa mới, gọi là phương thức giả tá. Vid dụ: chữ shēn-thâm, chỉ độ sâu của nước biển/sông, như 河水深hé shuǐ shēn-hà thủy thâm= nước sông sâu, sau đó người ta mượn nó chỉ sự sâu sắc của trí tuệ, như nói 深思shēn si-thâm tư= suy nghĩ kỹ,…



2. Hình thể của chữ Hán

2.1 Hình thể của chữ Hán là chỉ hình thái bên ngoài của chữ Hán, nó vừa chỉ các thể chữ trong lịch sử chữ Hán như: Giáp cốt, Kim văn, Đại triện, Tiểu triện, Lệ, Thảo, Khải, Hành (Bát thể), vừa chỉ các thể chữ Hán hiện đại, như thế chữ viết tay, thể chữ in v…v…

Diễn biến của hình thể chữ Hán có 3 giai đoạn lớn theo xu thế thoát ly hình vẽ để ký hiệu hoá, từ phức tạp đến đơn giản, từ không chỉnh tề đến chỉnh tề vuông vắn.

-         Từ chữ Giáp cốt, Kim văn phát triển thành chữ Triện (Đại triện đến Tiểu triện).

-         Từ chữ Triện phát triển thành chữ Lệ.

-       Từ chữ Lệ phát triển thêm một bước thành chữ Thảo, chữ Khải, chữ Hành. Hiện nay chữ Khải được sử dụng hết sức sâu rộng.

2.2 Chữ phồn thể và chữ giản thể

Để đơn giản hoá, người ta đã giảm bớt số nét, dùng chữ ít nét thay cho chữ đồng âm, đồng nghĩa nhiều nét hơn. Loại chữ được giảm bớt nét được gọi là chữ giản thể, loại chữ đồng âm, đồng nghĩa nhiều nét hơn gọi là chữ phồn thể.

Vd: 学习à 學習,师父à師父,始终à 始終



2.3 Bộ thủ (tham khảo SGK 301, phần phụ lục)

Chữ Hán phần lớn là chữ hình thanh, loại chữ này là loại chữ hợp thể do hai, hoặc trên hai chữ đơn thể tạo thành. Chữ đơn thể cấu tạo thành chữ hợp thể được gọi là thiên bàng. Thiên bàng biểu thị ý nghĩa gọi là hình bàng.

Ví dụ: trong các chữ -cái, -cǎo, -jiǎng, -hé, thì-mù,艹-cǎo,讠-yán,氵-san  là hình bàng.

Theo truyền thống, các loại t điển quy các chữ có chung hình bàng vào một bộ, lấy hình bàng này làm chữ đầu (thủ tự) của bộ đó, do vậy hình bàng còn gọi là Bộ thủ.



2.4 Nét chữ

Hình thể của một chữ Hán là do một số chấm, đường vạch khác nhau tạo thành, những chấm và đường vạch khác nhau đó được gọi là Nét chữ.

            Khi viết, một lần nhấc bút được kể là một đơn vị nét. Xác định một chữ có bao nhiêu nét là rất quan trọng vì nhờ nó, ta mới có thể viết đúng, viết đẹp và nhất là mới có thể tra tự điển được.

            Có 7 nét cơ bản (từ 7 nét cơ bản này biến thể thêm 15 nét khác, tham khảo Giáo Trình Tân Hán Ngữ):

-         Nét chấm                                                    zhù                         

-         Nét ngang                                                            shí                              

-         Nét sổ                                                                 zhōng

-         Nét phẩy                                 丿                                        rén

-         Nét mác                                                                          bā

-         Nét hất                                                                            dì

-         Nét móc                                                                          xiǎo

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

2.5 Quy tắc bút thuận (Thứ tự viết các nét)

            Chữ Hán tuyệt đại bộ phận có từ hai nét trở lên. Cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào, khi viết, cần tuân theo một trật tự nhất định, như nét chữ nào viết trước, nét chữ nào viết sau. Trật tự này, qua khảo sát của các nhà Hán học quy thành 8 nét cơ bản sau đây:

-         Ngang trước sổ sau                                     à   

-         Phẩy trước mác sau                                     à 丿  

-         Trên trước dưới sau                                     à               

-         Trái trước phải sau                                       à               

-         Ngoài trước trong sau                                  à                   

-         Vào trước đóng sau                                     à               

-         Giữa trước hai bên sau                     à               

-         Và đặc biệt trong bất kỳ chữ nào có bộ xước cấu thành đều viết bộ xước sau cùng                                                                                      à               

 .......................................................................
Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục biên dịch (2004), Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa. NXB. Khoa học Xã hội.
Trần Văn Chánh (1997), Sơ lược ngữ pháp Hán văn. NXB. Đà Nẵng.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger