Bạn muốn học tốt tiếng Trung ?

Ngoại ngữ luôn là người bạn đồng hành đối với một người có tri thức. Nó giúp cho bạn rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Trước sự hội nhập và phát triển chung của thế giới, thì ngoại ngữ càng đóng vai trò thiết yếu đối với mỗi người, đặc biệt là những học sinh, sinh viên đang trao dồi tri thức trên ghế nhà trường để chuẩn bị bước vào môi trường sống mới. Chính vì nhận ra sự quan trọng đó, cho nên có rất nhiều bạn đã không ngừng nỗ lực học các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa,…

Mỗi ngoại ngữ có những cách thức, phương pháp học khác nhau. Sau đây là một trong những cách thức, phương pháp để học tốt tiếng Hán hiện đại-tiếng phổ thông Trung Quốc mà tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân, xin chia sẻ cùng các bạn.

Đối với những bạn lần đầu tiên học tiếng Trung Quốc thì vấn đề gì cũng rất khó khăn. Dĩ nhiên mới bắt đầu luôn là như thế, bởi vậy người ta mới có câu “vạn sự khởi đầu nan”. Nếu chịu khó một chút thì mọi chuyện không khó như lúc đầu bạn nghĩ đâu.

1. Trước hết bạn phải nắm vững cách phát âm, cách đọc các thanh mẫu và vận mẫu. Đây là tiền đề rất quan trọng cho những giai đoạn học tiếp theo. Vì sau này khi gặp các từ mới khác bạn sẽ tự nhìn phiên âm mà đọc chuẩn những chữ đó. Khi đọc các thanh mẫu, vận mẫu, cần phải chú ý phân biệt sự khác nhau của : “j” và “q”; “z” và “zh”; “c” và “ch”; “s” và “sh”. Bên cạnh bạn nên chú ý những chữ có hơn một cách đọc ví dụ như “为”,“说”, “好”, “大”,…

2. Cần thiết cho yêu cầu đọc đúng và chuẩn là phải biết được sự biến hóa của các thanh điệu trong tiếng Hán như thế nào khi chúng đi vào trong câu, trong lời nói. Tiếng Hán có bốn thanh điệu được ghi theo thứ tự từ 1 đến 4 như sau : “ —, ˊ,ˇ, ˋ”.

Khi 2 thanh ba đi liền nhau thì thanh ba đầu biến thành thanh hai, còn thanh ba sau đọc ở thanh nửa hai nửa ba (đọc tương tự như dấu quyền trong tiếng Việt). Khi 3 thanh ba đi liền nhau thì hai thanh ba đầu biến thành thanh hai, còn thanh ba cuối đọc nửa thanh hai nửa thanh ba (đọc tương tự như dấu quyền trong tiếng Việt). Trường hợp 4 thanh ba đi liền nhau thì thanh ba của chữ thứ nhất và chữ thứ ba biến thành thanh hai, thanh ba của chữ thứ hai và thứ tư đọc nửa thanh hai và nửa thanh ba (đọc tương tự như dấu quyền trong tiếng Việt).

3. Để viết chữ được nhanh thì bạn phải học quy tắc viết bút thuận của chúng. Khi học kỹ các quy tắc này, bạn không phải lo cách viết nếu gặp những từ mới chưa được học. Sau đây là các qui tắc viết bút thuận trong tiếng Hán:

Ngang trước sổ sau:

十 ,干 ,丰,。。。

Phẩy trước mác sau:

八 ,分 ,及 ,。。。

Trên trước dưới sau:

三 ,示 ,室 ,。。。

Trái trước phải sau:

好 ,你 ,很 ,。。。

Ngoài trước trong sau:

月 ,同 ,伺 ,。。。

Vào trước đóng sau:

回 ,国 ,洄 ,。。。

Giữa trước hai bên sau:

永 ,水 ,小 ,。。。

Ngoài ra còn có các qui tắc bổ sung. Các bạn có thể tham khảo các sách: “Tân giáo trình hán ngữ, tập 1, Trương Văn Giới-Lê Khắc Kiều Lục, NXB ĐHQG TPHCM” hay cuốn “301 câu đàm thoại tiếng Hoa, NXB Trẻ”  hoặc các loại sách cơ bản khác. Từ những kiến thức căn bản trên, bạn sẽ dễ dàng đọc đúng các phiên âm và viết tốt các chữ Hán.

4. Để đọc và nói trôi trải, bạn phải thường xuyên đọc những bài đã học cho quen mặt chữ và cũng đừng quên xem mở rông thêm các từ mới, bài mới. Tiếp theo nên học thuộc lòng những câu thông dụng đơn giản từ các sách, tài liệu mà bạn đang học, chẳng hạn như một số câu:

(1)  你 好 马?( Bạn có khỏe không?)

(2) 我 身 体 很 好。(Tôi rất khỏe)

(3) 你 叫 什 么 名 字?(Tên bạn là gì?)

(4) 我 叫 李 平。(Tên tôi là Lý Bình)

Sau đó tập nói những câu dài hơn như: 无 论 我 说 什 么,她 都 不 听 (Bất luận tôi nói điều gì cô ấy cũng không tin), hay: 为 什 么 连 你 的 最 好 朋 友 说 的 话,你 也 不 信?(Tại sao ngay cả lời người bạn thân nhất của anh nói mà anh cũng không tin?)

Để tiến bộ nhanh hơn những người khác, bạn phải tập thay thế những câu đơn giản trên thành những câu có nội dung mới. Từ câu 你 好 马? Bạn thay thế chủ ngữ 你 thành những chủ ngữ khác thì được câu mới ngay và câu trả lời cũng thay chủ ngữ cho phù hợp. Đó chính là cái bạn học cho mình.

(5) 你 哥 哥 (身 体) 好 马?(Anh của bạn có khỏe không?)

我 哥 哥 身 体 很 好。(Anh của tôi rất khỏe.)

(6) 你 爸 爸,妈 妈 (身 体) 好 马?(Ba mẹ bạn có khỏe không?)

我 爸 爸,妈 妈 (身 体) 很 好。(Ba mẹ tôi rất khỏe.)

Hay từ câu 你 叫 什 么 名 字? Bạn có thể thay thế 叫  và 名 字 để có những câu mới tương tự.

(7) 你 作 什 么 工 作?

Trả lời:  我 当 老 师。

hay:       我 当 大 夫。...

5. So với ngữ pháp tiếng Anh thì ngữ pháp tiếng Trung Quốc có dễ hơn một chút và có một phần nào đó giống với ngữ pháp tiếng Việt của chúng ta. Để nói được nhiều câu chuẩn và hay thì bạn phải học ngữ pháp. Đó là điều bắt buộc đối với người học ngoại ngữ, vì thế bạn phải học kĩ những mẫu câu và các công thức của chúng.

Ví dụ như:     Chủ ngữ   +    Động từ     +    Tân ngữ

我                     是                 学生

(Tôi                   là               học sinh)

你                      去                哪里?

(Bạn                   đi                 đâu?)

Hễ học xong bài nào thì bạn phải học chắc từ vựng và các điểm ngữ pháp của bài đó. Khi học được khoảng 3 đến 5 bài thì phải ôn lại một vài lần cho nhớ lâu hơn. Vì nhược điểm khi học tiếng Trung Quốc là các chữ nhiều nét làm cho bạn khó nhớ, cho nên bạn phải thường xuyên viết đi viết lại các chữ càng nhiều càng tốt.

6. Một điều rất quan trọng giúp bạn học tiến bộ hơn những người khác là nên học âm Hán Việt khi học từ vựng. Có thể có nhiều cách nhưng xin giới thiệu hai cách học từ vựng theo âm Hán Việt để tự mỗi người học có thể mở rộng vốn từ vựng một cách đúng đắn.

Cách thứ nhất là A (chính) + B (phụ). (A: chọn chữ làm gốc, còn B: chữ dùng để thay thế). Ví dụ như chọn chữ gốc là chữ  对 có âm hán việt là Đối và các chữ thay thế là chữ 答 có âm hán việt là Đáp, chữ 待 có âm hán việt là Đãi, chữ 方 có âm hán việt là Phương, chữ  立 có âm hán việt là Lập, chữ 面 có âm hán việt là Diện, chữ 手 có âm hán việt là Thủ,…Bạn có thể ghép thành các từ Hán Việt: 对 答 Đối đáp, 对 待 Đối đãi, 对 方 Đối phương, 对 立 Đối lập, 对 面 Đối diện, 对 手 Đối thủ,…Bạn nên mua một hoặc một vài quyển từ điển Hán Việt hoặc Việt Hán để bổ trợ thêm.

Cách thứ hai là A (phụ) + B (chính). (A: chữ dùng để thay thế, còn B: chọn chữ làm gốc). Ví dụ tương tự nhưng khác chữ thay thế mà thôi, chẳng hạn như các chữ: 凶 手  Hung thủ,  对 手 Đối thủ,  高 手 Cao thủ, 下  手 Hạ thủ, 助 手 Trợ thủ,…Xem qua những chữ đó, chắc các bạn dễ dàng nhận ra chữ gốc là chữ ( 手)Thủ và các chữ thay thế là 凶 Hung, 对 Đối, 高 Cao, 下 Hạ, 助 Trợ…

Tùy theo khả năng, cách thức mỗi người nên có nhiều cách khác nhau. Bài viết này không phải là cách học tối ưu, nhưng hy vọng khi xem qua các bạn sẽ học tiến bộ hơn thật nhiều. Đó cũng là mục đích cuối cùng của tôi. Chúc các bạn thành công với môn ngoại ngữ tiếng phổ thông Trung Quốc này.

Tài liệu tham khảo:  Tân giáo trình Hán ngữ của Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục
**********************************************************************************************
**********************************************************************************************
Cách học tiếng Trung dành cho học sinh, sinh viên

Phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm của thế kỷ XXI khác với phương pháp học tập truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm về cách tiếp cận nội dung, cách dạy học, môi trường lớp học, cách đánh giá và công nghệ ...

1. Chúng ta phải có kiến thức tổng quát về môn học đó. Bằng cách nào? Bằng cách là chúng ta đọc sơ qua về lời giới thiệu môn học đó và mục lục của giáo trình, bài giảng hoặc cuốn sách đó về môn học. Qua đó mình sẽ biết được: môn này là môn gì, chuyên nghiên cứu về cái gì? có bao nhiêu phần, bao nhiêu chương, mỗi chương nói về vấn đề gì? có mấy vấn đề? Nếu bạn nắm được tổng quan môn học thì bạn nắm được 40% khối lượng môn học đó rồi.

2. Bước tiếp theo, các bạn căn cứ vào lịch trình làm việc của mình với giảng viên. Xem hôm đó ta sẽ làm việc với nhau phần nào. Lúc này các bạn đọc kỹ hơn về nội dung phần đó và nên có bút tô màu hoặc bút chì gạch dưới những nội dung mà bạn cho là kiến thức chung và cốt lõi của nó. Đừng sợ mình gạch không đúng nội dung nhé. Các bạn sẽ tiếp thu được 15% khối lưộng kiến thức nữa đấy.

3. Khi lên lớp, nên chú ý nội dung bài giảng và ghi lại những kiến thức mà giảng viên nói thêm, những giải thích, những ví dụ. Đừng nên ghi những gì đã có trong bài giảng, rất mất thời gian. Và các bạn hãy ghi theo cách của riêng mình, không nhất thiết phải đúng từng câu từng chữ đâu. Cuối buổi học, nếu có nội dung nào chưa rõ thì các bạn trao đổi thêm với thầy cô, đừng ngại trao đổi nhé. Trong bước này cần chú ý: không phải ai cũng có thể tập kỹ năng vừa nghe thầy giảng, vừa nhìn bài và vừa viết được đâu. Cái này thì các bạn phải tự tập cho mình thôi. Cũng không khó lắm đâu. Nếu được bước này các bạn sẽ tiếp thu thêm được 25% kiến thức nữa đó.

4. Khi về nhà, chúng ta cũng nên xem lại bài trước khi đi học, tự làm thêm bài tập để củng cố phần lý thuyết và để nhớ kỹ hơn, hiểu kỹ hơn kiến thức. Phần này theo tôi đánh giá là mình sẽ thu được thêm 15% kiến thức nữa đó.

5. Còn 5% kiến thức còn lại theo tôi là ở mỗi các nhân, cái mà người ta hay gọi là IQ đó các bạn.

Các bạn thấy thế nào ạ? Rất đơn giản phải không? Nhưng còn một số nguyên nhân nữa, theo các bạn đó là gì? Chúng ta cùng trao đổi để tìm phương pháp tốt nhất nhé.
**********************************************************************************
**********************************************************************************
Vài vấn đề về học tiếng Trung Quốc
1.1 Muốn học tốt tiếng Trung trước hết phải xác định rõ mục đích và yêu cầu học tập.
  • Hiện nay có rất nhiều người học tiếng Trung với những mục đích khác nhau: học để tìm việc, học để phục vụ kinh doanh, học để phục vụ công tác nghiên cứu, học để đi tham quan du lịch... Có xác định được mục đích học tập mới có quyết tâm vượt khó để đạt tới mục đích ấy.

  • Tiếng Trung không khó lắm, nhưng cũng không dễ lắm, càng không thể đọc thông, viết thạo, nói lưu loát trong một vài năm. Vì vậy, kiên trì đi tới tận cùng việc học không phải là chuyện dễ dàng.
  • Ngoài ra việc xác định mục đích học tập còn giúp người học lựa chọn chương trình, giáo trình, nội dung học tập một cách thích hợp.
  • Ví dụ: Học để nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc hoặc Việt Nam, học để làm ăn buôn bán với người Đài Loan... thì không thể không học chữ phồn thể. Học để làm giảng viên thì phải học môn "phương pháp giảng dạy tiếng Trung". Học để làm phiên dịch nhất thiết phải học lý luận dịch và thực hành dịch...
1.2. Mục đích học tập quyết định nội dung học tập
  • Muốn học tiếng Trung đến nơi đến chốn, muốn giao tiếp có hiệu quả thì nội dung học tập phải toàn diện và có hệ thống. Cụ thể là những nội dung sau đây:
       (1) Các yếu tố tạo nên ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán
       (2) Kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết
      (3) Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: Là kỹ năng dùng tiếng Trung để giao tiếp. Khi chúng ta nói hoặc viết thường chú ý đến hai điều: tính chính xác và tính hiệu quả. Tính chính xác yêu cầu phát âm, dùng từ đặt câu phải chính xác. Tính hiệu quả yêu cầu khi giao tiếp phải nói (hoặc viết) những lời phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
       (4) Những tri thức văn hóa liên quan: Học tiếng Trung không thể không có những hiểu biết nhất định về nền văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp.
  • Do thời gian hạn hẹp... chúng ta chỉ học một trong bốn nội dung trên, thậm chí trong một nội dung chỉ chọn học một vài mục. Hiển nhiên, học theo kiểu đó thì không thể "bay cao, bay xa" được, không thể đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
1.3. Nguyên tắc học tiếng Trung
  • Kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giữa các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Học tiếng Trung nhất định sẽ bị tác động bởi tiếng Việt, hoặc tiếng Quảng, tiếng Tiều... Người học cần tận dụng những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ.
  • Trong học tập, hạn chế sử dụng tối đa tiếng mẹ đẻ, tận dụng mọi cơ hội để nói và viết. Nên nhớ: "Chỉ sợ không nói, không sợ nói sai". Điều quan trọng là khi đã biết sai thì phải quyết tâm sửa sai.
  • Học tập là một quá trình, phải tiến dần từng bước, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn. Muốn học tiếng Trung thương mại, soạn thảo hợp đồng... thì trước hết phải học tốt tiếng Trung cơ sở.
(Trích "Phương pháp học tiếng Trung hiện đại", Phan Kỳ Nam, NXB Trẻ, 1999)
*******************************************************************************
*******************************************************************************
http://duhoctrungquoc.org/hoc-tieng-trung/bai-1-cach-phat-am-tieng-trung-quoc/
http://diendanngoaingu.vn/forumdisplay.php?5-Ti%E1%BA%BFng-Hoa
St
Share this article :

+ comments + 1 comments

lúc 20:46 24 tháng 11, 2013

Cách học tiếng trung này hay thật, hi vọng mình sẽ áp dụng nó vào học tiếng anh cũng hiệu quả như vậy
tags: Cách học từ vựng tiếng anh hiệu quả

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Một chút cho đời - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger